Những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm “phá hủy” cơ thể đến không ngờ. Dưới đây là một số thói quen xấu khi ăn có thể rút ngắn tuổi thọ mà bạn nên biết để "tránh cho xa".
Uống rượu mạnh trước bữa tối
Mặc dù một ly rượu vang vào bữa tối sẽ giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhưng uống một ly rượu mạnh như vodka ngay trước bữa tối sẽ kích thích sự thèm ăn dẫn đến tăng cân và mỡ bụng. Đây còn được gọi là hiệu ứng khai vị.
Trong một nghiên cứu, 24 người đàn ông được cho uống vodka pha với nước cam hoặc chỉ uống nước cam trước bữa ăn. Người ta thấy rằng những người đàn ông uống rượu ăn nhiều thức ăn hơn 11% so với những người đàn ông chỉ uống nước cam. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ thức ăn béo ở những người uống rượu vodka cũng cao hơn 24%.
Hút thuốc sau bữa ăn
Nếu bạn hút một điếu thuốc sau bữa ăn, lượng chất độc sẽ lớn hơn 10 điếu thuốc thông thường. Vì sau khi ăn, nhu động tiêu hóa được tăng cường và đẩy nhanh tuần hoàn máu. Lúc này, khả năng hấp thụ khói thuốc của cơ thể bước vào trạng thái "tốt nhất" khiến các chất độc hại trong khói thuốc xâm nhập vào cơ thể con người dễ dàng hơn bình thường.
Không uống nước trước khi ăn
Thiếu nước không chỉ dẫn đến đau đầu, táo bón hay mệt mỏi, nó còn gây ra nhiều kết quả tiêu cực cho sức khỏe. Ngoài ra, mất nước còn dẫn đến tăng cân và tình trạng tiêu hóa kém. Uống nước trước bữa ăn giúp bạn tiêu thụ ít calo hơn, đây là bước đầu tiên để duy trì cân nặng hợp lý.
Bọc thức ăn bằng nhựa trước khi cho vào lò vi sóng
Nếu bạn thường bọc thực phẩm của mình bằng nhựa hoặc đựng trong hộp nhựa trước khi cho vào lò vi sóng, cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe. Đồ nhựa không an toàn cho lò vi sóng vì nó có thể làm rò rỉ BPA và phthalates vào thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm có chất béo. Những hóa chất này bị nghi ngờ là chất gây rối loạn nội tiết, gây rối loạn các tế bào khỏe mạnh.
Pha trà trong cốc giữ nhiệt
Dùng nước nóng khoảng 80 ℃ pha trà là thích hợp nhất. Nếu dùng bình giữ nhiệt để ngâm trà với nước nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ phá hỏng vitamin của lá trà. Điều này khiến hương và tinh dầu trà bốc hơi. Đại lượng acid tannic cũng sẽ bị biến mất.
Thói quen ăn tối không có rau
Không ăn rau vào bữa tối sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch trong tương lai. Theo báo cáo của hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ vào năm 2019, cứ 12 người thì có 1 người chết vì bệnh tim mạch và đột quỵ vì không ăn đủ rau.
Không protein trong bữa tối
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không có protein trong bữa tối khiến bạn nhanh đói hơn và cuối cùng bạn sẽ nạp thêm calo. Thêm calo có nghĩa là tăng cân, có liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ăn quá nhanh
Theo nghiên cứu được trình bày tại hội nghị khoa học của hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017, ăn uống quá nhanh vào bữa tối sẽ khiến tăng cân và gây hại cho tim. Những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 11,6%, đây là một chứng rối loạn nhóm bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu và mức triglyceride cao.
Khi ăn nhanh, bạn không nhai kỹ thức ăn, điều này cũng làm ảnh hưởng đến số lượng chất dinh dưỡng cơ thể nhận được từ những thức ăn lành mạnh. Ngoài ra, thời gian nhai thức ăn quá ngắn, dây thần kinh phế vị vẫn trong quá trình hưng phấn, thời gian dài như thế dễ gây ra ứ đọng thức ăn từ đó làm cho cơ thể béo phì.
Ăn đồ sống
Gây ra các bệnh ký sinh trùng khác nhau.
Nên uống nước ép rau tươi và hoa quả mỗi ngày; Ăn cùng rau tươi, giấm và ít muối; Ăn thực phẩm sống như trái cây trước, sau đó ăn thức ăn nấu chín- điều này sẽ không làm tăng bạch cầu.
Ăn thịt xông khói có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng
Một nghiên cứu vào tháng 2 năm 2020 được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cho thấy, việc ăn một miếng thịt xông khói đã qua chế biến mỗi ngày (25 gram), sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 20%.
Được biết, nghiên cứu đã theo dõi gần nửa triệu người trưởng thành ở Vương quốc Anh trong độ tuổi từ 40 đến 69 trong 5 năm.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 37% bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng có tỉ lệ sống sót sau 5 năm thấp hơn so với những người không bị ung thư.
Uống nước ép, đồ uống nhiều đường trong bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu "Tiêu thụ đồ uống có đường" vào tháng 9 năm 2019 được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, việc uống nước ép nhiều đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân gây tử vong thứ bảy ở Mỹ (16%).
Uống cà phê quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu
Một nghiên cứu vào tháng 10 năm 2020 từ Đại học Bath cho thấy uống cà phê đen đầu tiên vào buổi sáng có thể có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, một yếu tố gây bệnh tiểu đường và bệnh tim - hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.
Cụ thể, uống cà phê đen làm tăng phản ứng glucose trong máu vào bữa sáng khoảng 50%.
Ăn nhiều đồ ngọt
Não bộ cần đủ lượng protein và vitamin nhất định để hoạt động và phát triển. Vậy nên dân công sở thường ăn 1 chiếc bánh ngọt vào bữa xế để làm việc tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn ăn đồ ngọt không kiểm soát thì lại là chuyện khác.
Khi ăn nhiều đồ ngọt, bạn sẽ không còn thèm ăn những chất khác nữa dẫn đến tình trạng thừa đường nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến bạn có nguy cơ bị béo phì.
Dùng trái cây làm thực phẩm chính
Nên có chế độ ăn cân bằng giữa rau quả và thịt.
Bởi khi dùng trái cây làm thực phẩm chính có thể khiến cơ thể con người thiếu chất đạm và các chất khác, mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí gây bệnh tật.
Uống không đủ nước
Dẫn đến lão hóa não, gây ra các bệnh về mạch máu não, tim mạch, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của thận.
Theo Tienphong