Phần thịt ở lợn không nên ăn, ít dinh dưỡng lại nhiều độc tố

16/04/2022 16:32

Có người e ngại thịt lợn thuộc nhóm thịt đỏ, ăn nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, bạn không cần kiêng thịt lợn mà nên tránh những phần thịt không nên ăn.

Thịt lợn là một trong những thực phẩm phổ biến nhất trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình. Tuy nhiên, nhiều người e ngại vì chúng thuộc nhóm thịt đỏ, ăn thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Theo Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt đỏ được xếp loại vào nhóm 2A – các hợp chất có thể gây ung thư. Vậy nhưng, kết quả phân loại này được xác nhận trong các thí nghiệm trên động vật. Điều này có thể hiểu ăn thịt đỏ thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư, không phải ăn thịt đỏ 100% mắc ung thư

Theo quan điểm y học hiện đại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư như môi trường sống, thói quen sinh hoạt, di truyền,... Chưa thể kết luận một chất hoặc một yếu tố cụ thể nào đó là nguyên nhân gây ung thư

Trong khi đó, thịt lợn giàu protein chất lượng cao, sắt heme, vitamin và các khoáng chất, góp phần bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể. Do vậy, thịt lợn chế biến khoa học, tiêu thụ số lượng hợp lý, tránh các phần thịt không nên ăn dưới đây thì không đáng lo ngại

Tuyến thượng thận nằm phía trên thận lợn, thực hiện chức năng bài tiết. Tuyến thượng thận là một trong những nơi tích tụ nhiều chất thải, độc tố nhất. Tiêu thụ nhiều bộ phận này có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, đầy bụng, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, suy nhược toàn thân, đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy

 Tuyến giáp là cơ quan nằm ở phần dưới cổ họng của lợn. Bộ phận này vừa ít dinh dưỡng lại vừa chứa lượng lớn hormone tuyến giáp. Ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của tình trạng cường giáp như nôn, buồn nôn, chán ăn, tim đập nhanh, khó thở, tiêu chảy, đau bụng...

Hạch bạch huyết của lợn là những cục màu trắng xám hoặc vàng nhạt, phân bố khắp cơ thể lợn. Các hạch này chứa độc tố, vi khuẩn và virus

Hạch là phần thịt không nên ăn vì vừa hôi vừa có thể gây hại sức khỏe. Đáng lưu ý, những mầm bệnh, độc tố trú ngụ tại hạch bạch huyết rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao

Để ăn thịt lợn an toàn, bạn nên chọn mua ở địa chỉ uy tín, có dấu kiểm dịch. Khi chọn, chị em có thể đánh giá chất lượng thông qua màu sắc bên ngoài, độ đàn hồi và mùi thịt. Thịt lợn ngon sẽ có màu đỏ hoặc hồng nhạt, sờ vào mềm mịn, dính và có độ đàn hồi cao

Quá trình giết mổ, xuất bán, thịt lợn dễ thu hút vi khuẩn, ký sinh trùng. Do vậy, cần đảm bảo thịt được nấu chín kĩ. Tốt nhất, nên chế biến thịt bằng cách rang, luộc, hấp thay vì nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao

Không trữ đông thịt lợn quá lâu, tốt nhất nên mua thịt tươi chế biến ăn trong ngày. Quá trình đông đá có thể làm chậm quá trình vi khuẩn chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Nếu để đông lạnh trong thời gian quá dài, vi khuẩn phát triển hoàn toàn không có lợi cho người sử dụng

Không nên ăn quá nhiều thịt lợn. “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc” khuyến nghị người trưởng thành nên tiêu thụ 280-525g thịt gia cầm, 280-525 gam cá và 40-75 gam thịt mỗi tuần

Người xưa có câu “bệnh từ miệng mà ra”, ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Do vậy, bạn nên ăn uống điều độ, đa dạng để cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết

Theo Kienthuc.net

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phần thịt ở lợn không nên ăn, ít dinh dưỡng lại nhiều độc tố