Hỗ trợ học sinh học trực tuyến; khổ vì hàng xóm nuôi lợn... là những nội dung chính đăng trên báo Hải Dương cuối tuần số 1093.
Dù nghề chăn nuôi lợn đã trở thành sinh kế nhưng nhiều gia đình không quan tâm đầu tư xử lý chất thải phát sinh nên đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Từ đó dẫn đến những chuyện "dở khóc dở cười", thậm chí dẫn đến cả việc đơn thư khiếu kiện, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm. Vấn đề này được phản ánh trong bài Khổ vì hàng xóm nuôi lợn (Nguyên Đỗ) trên trang Phóng sự - ghi chép.
Trang Kinh tế có bài Sản xuất nông nghiệp ngoài bãi sông: Lợi nhưng lo (Dũng Cường). Dù mang lại giá trị sản xuất cao nhưng việc canh tác trên những vùng đất bãi sông cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì ảnh hưởng của thiên tai, vừa đe dọa an toàn đê điều.
Năm học mới đã bắt đầu được một tuần nhưng nhiều gia đình trong tỉnh không có điều kiện mua thiết bị phục vụ việc học của con. Quan tâm, hỗ trợ nhóm học sinh này là việc làm rất cần thiết để thực hiện mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Nội dung này được phản ánh trong bài Hỗ trợ học sinh khó khăn học trực tuyến (Tiến Mạnh) trên trang Xã hội.
Bài Cô Nụ “ca sĩ” (Việt Quỳnh) trên trang Văn hóa - thể thao - giải trí viết về cô giáo Lương Thị Nụ, Trường Tiểu học Gia Hòa (Gia Lộc). Không chỉ là một giáo viên tâm huyết với nghề, cô cũng có nhiều đóng góp cho phong trào văn hóa, văn nghệ của tỉnh.
Thời gian gần đây, việc dựng mô hình nhà ở được nhiều người yêu thích. Với một số người, thú chơi này vừa giúp thỏa mãn đam mê, vừa là một hình thức kiếm tiền. Nội dung này được phản ánh trong bài Độc đáo thú chơi nhà mô hình (Bình An) trên trang Đời sống.
Thời gian qua, nhiều người bị bệnh và có biểu hiện tâm thần kinh trở thành nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho chính người thân và cộng đồng khi gây ra những vụ án mạng, hành động đáng sợ. Bài Nỗi đau khi người tâm thần gây án (Danh Trung) viết về vấn đề này.
Trang Văn nghệ có truyện ngắn Cõng chữ lên non của tác giả Vũ Thị Huyền Trang; tản văn Tháng chín đong đầy nỗi nhớ của Nguyễn Văn Chiến; chùm thơ của các tác giả: Hà Cừ, Nguyễn Đình Xuân, Nguyễn Đình, Nguyễn Hoa, Duy Hoàn.
Mời bạn đón đọc!