Một đêm ở quán nhậu có thể mang lại nhiều niềm vui, nhưng rất tồi tệ khi bạn cố tìm giấc ngủ sau đó. Theo Phil Lawlor, một chuyên gia về giấc ngủ, ban đầu, bạn có thể ngủ say, nhưng khi nồng độ cồn trong máu giảm xuống, điều ngược lại sẽ xảy ra. Bạn sẽ không thể ngủ sâu giấc và tỉnh giữa chừng nhiều hơn, dẫn đến REM (trạng thái ngủ lơ mơ, mắt chớp nhanh) nhiều hơn, gây ác mộng.
Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau cũng có thể làm tăng tần suất xuất hiện những giấc mơ xấu. Verena Senn, chuyên gia của Emma Sleep, người nghiên cứu về giấc ngủ và não bộ trong gần 15 năm, cho biết, có quá nhiều điều chúng ta chưa hiểu về bộ não, mức độ gia tăng của chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn dopamine mà chất này cung cấp, tạo thay đổi trong cách chúng ta mơ.
Melatonin, một chất bổ sung có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, cũng có thể gây ra những giấc mơ xấu. "Không có bằng chứng thuyết phục về việc melatonin ảnh hưởng đến giấc mơ của chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, có mối liên hệ với mức độ melatonin cao gây ra ác mộng", Lawlor cho biết.
Cách khắc phục: Bạn vẫn có thể uống rượu vào ban đêm (nếu điều đó tốt cho sức khỏe của bạn). Theo Lawlor, chỉ cần uống ít nhất bốn giờ trước khi đi ngủ.
Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng.
Ăn trước khi ngủ
Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể gây hại. Nguyên nhân là cơ thể sẽ phải làm việc chăm chỉ để phân hủy thức ăn và sẽ gửi tín hiệu đến não, yêu cầu hoạt động tích cực hơn, dẫn đến ác mộng. Theo Lawlor, thức ăn có thể gây gián đoạn giấc ngủ do đổ mồ hôi ban đêm và trào ngược axit. Đồ ăn có đường và thức ăn cay có thể kích hoạt nhiều sóng não hơn.
Chuyên gia Verena Senn đồng ý với quan điểm này. Bà cho rằng ăn trước khi ngủ là thói quen chắc chắn gây rối loạn giấc ngủ và có thể gây ác mộng.
Cách khắc phục: Ăn bữa ăn cuối 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Lo lắng và căng thẳng
Lawlor cho hay, lo lắng và căng thẳng gây ra đau đớn hoặc lo lắng, dẫn đến ác mộng. Tiềm thức của bạn sẽ biến những suy nghĩ sợ hãi thành giấc mơ đáng sợ và khó chịu.
"Trong khi ngủ, hoạt động limbic (một nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người) tăng cao. ... Hoạt động limbic tăng cao, đặc biệt là ở hạch hạnh nhân (là phần não xử lý cảm xúc) trong giấc ngủ REM, do đó có thể làm trầm trọng thêm cường độ cảm xúc trải qua trong giấc mơ, gây ra ác mộng.
Cách khắc phục: Nên ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể dẫn đến cả căng thẳng và ác mộng. Không nên đọc cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi đáng sợ trước khi đi ngủ.
Tập thể dục, thiền, viết nhật ký và tìm kiếm sự tư vấn cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vào ban đêm.
Nằm ngửa khi ngủ
Theo chuyên gia Lawlor, các nghiên cứu chỉ ra rằng những người nằm ngửa dễ gặp ác mộng hơn. "Nằm ngửa khi ngủ có thể gây khó thở. Khi bạn đang ở giai đoạn REM, việc thiếu không khí có thể gây ra cơn ác mộng, chẳng hạn như bị rượt đuổi, ngạt thở hoặc chết đuối ", Lawlor nói.
Cách khắc phục: Ngủ nghiêng về bên phải. Bạn có thể thay đổi tư thế ngủ mà không nhận ra trong đêm và điều đó không sao.
Với tất cả các mẹo này, chỉ cần làm những gì bạn có thể. Đó là về sự tiến bộ, không phải sự hoàn hảo.
Theo VnExpress