Có 4 loại thực phẩm không thể/không nên hâm nóng lại để ăn, kẻo mang họa vào thân. Tốt nhất là bạn nên nấu đến đâu ăn hết đến đó.
Thông thường, khi nấu quá nhiều thức ăn, ăn không hết, chúng ta thường giữ lại, bảo quản và đợi bữa sau lại lấy ra hâm nóng lại thức ăn để ăn. Như vậy sẽ tiết kiệm lại không lãng phí thức ăn. Thế nhưng, cách làm này không đúng. Ảnh minh họa.
Một số loại thực phẩm sau khi hâm nóng sẽ gây hại cho sức khỏe của chúng ta, thậm chí có thể gây ung thư. Dù có muốn tiết kiệm hơn thì bạn cũng đừng nên ăn 4 loại thực phẩm này nếu chúng được hâm nóng lại. Tốt nhất là bạn hãy nấu đến đâu ăn hết đến đó. Ảnh minh họa.
1. Rau cần tây: Cần tây là loại rau thường được mọi người sử dụng để thêm vào các món xào, nó có giá trị dinh dưỡng cao, vị cũng rất ấn tượng. Thế nhưng, cần tây tốt nhất nên ăn hết trong một bữa, không để qua đêm, không nên hâm nóng lại. Ảnh minh họa.
Bởi trong cần tây có chứa một lượng lớn nitrit, nếu để lâu, hàm lượng nitrit sẽ tiếp tục tăng cao sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, chất này có hại cho cơ thể con người, khi vào cơ thể nó có khả năng gây ung thư mạnh. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình. Ảnh minh họa.
2. Trứng: Trứng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng là môi trường vi khuẩn dễ sinh sôi. Các món từ trứng nếu không ăn hết ngay mà để lại và bảo quản sẽ khiến các vi khuẩn có hại trong trứng phát triển. Ảnh minh họa.
Để đến ngày thứ hai, đun lại để ăn cũng không tốt. Khi vi khuẩn vẫn chưa được diệt hết, còn sót lại sẽ đi vào cơ thể con người, lâu dài kiểu gì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa.
3. Thịt gà: Ngày nay, công nghệ phát triển, các thiết bị hiện đại cũng ra đời, mọi người vì tiện dụng cũng thường quen với việc hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, khi hâm lại thịt gà bằng lò vi sóng thì khó đạt được độ nóng đồng đều, mặc dù một số vùng đã nóng nhưng một số vùng vẫn ở trạng thái nguội. Ảnh minh họa.
Trong quá trình hâm nóng, việc nóng không đều sẽ dẫn đến hiện tượng phân hủy protein không đều, gây kích thích ruột và dạ dày, dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Ảnh minh họa.
4. Cơm: Đôi khi khi nấu cơm sẽ bị thừa nhiều, một số người cảm thấy rất tiếc vì gạo đã nấu thành cơm nên sẽ cất đi, để dành hâm nóng lại cho bữa sau. Tuy nhiên, gạo nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ sinh ra vi khuẩn có hại. Ảnh minh họa.
Trong quá trình làm nóng không tiêu diệt được hết vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, nôn trớ. Nhìn chung hại nhiều hơn lợi, tốt nhất là chỉ nên nấu cơm vừa đủ, không nên để thừa.
Theo Kienthuc.net