Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo thêm luồng sinh khí cho các làng nghề ở Hải Dương.
Việc công nhận sản phẩm làng nghề đạt chứng nhận OCOP là cơ hội để các chủ thể phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn. Nhiều sản phẩm của làng nghề trong tỉnh tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) và đã đạt chứng nhận như rượu Phú Lộc, vàng bạc Châu Khê, gốm Cậy, bánh đa Hội Yên, chổi chít Mật Sơn…
Làng nghề gốm Cậy còn nhiều sản phẩm giàu tiềm năng đạt chứng nhận OCOP
Thạp lý hoa nâu do anh Vũ Xuân Hùng ở thôn Cậy, xã Long Xuyên (Bình Giang) chế tác là sản phẩm gốm sứ đầu tiên của tỉnh đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Khoảng 50% số dân (chủ yếu là lao động trẻ) ở thôn Đông Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng) đang làm nghề chế tác đồ gỗ mỹ nghệ. Thôn đã có 1 sản phẩm là lọ lục bình gỗ của Công ty TNHH Mộc An Hải đạt OCOP 3 sao
Làng nghề vàng bạc Châu Khê, xã Thúc Kháng (Bình Giang) là làng nghề đầu tiên trong tỉnh có sản phẩm được công nhận đạt OCOP từ năm 2020
Nghề làm hương truyền thống ở xã Quốc Tuấn (Nam Sách) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Làng nghề có 2 sản phẩm hương thơm của 2 hộ đạt OCOP 3 và 4 sao
CHUNG HIỀN(thực hiện)
>>> Phố trong làng
>>> [Audio] Tái cơ cấu nông nghiệp
>>> Nông thôn an toàn
>>>Đột phá xây dựng cơ sở vật chất trường học