Du khách đến với Cao Bằng mùa này được đắm mình trên những cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình và mang đậm bản sắc vùng cao đặc trưng, riêng có của vùng đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.
Những thửa ruộng chín vàng tạo nên cảnh sắc non nước hữu tình bên danh thắng thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.
Mùa vàng bên dòng sông Quây Sơn.
Một khúc sông Quây Sơn được nhuộm vàng bởi những thửa ruộng chín vàng tại Bản Ruộc, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh.
Người dân Bản Ruộc, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh thu hoạch lúa trên cánh đồng. Nhiều cánh đồng bà con chủ yếu vẫn dùng liềm cắt tay, máy tuốt đạp chân để thu hoạch.
Một cánh đồng lúa chín trải dài tại xã biên giới Cần Nông, huyện Hà Quảng.
Cánh đồng lúa chín tại xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh.
Một gia đình người Sán Chỉ thu hoạch lúa trên nương.
Cánh đồng lúa chín tại xã biên giới Xuân Trường, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Nhờ sử dụng các giống lúa mới và áp dụng các khoa học kỹ thuật, lúa vụ Đông Xuân tại Cao Bằng đạt năng suất cao, góp phần mang lại sự no ấm cho người dân.
Người dân huyện Bảo Lạc, Cao Bằng thu hoạch lúa nương. Bên cạnh các giống lúa mới, người dân vẫn giữ được những giống lúa nếp bản địa, có hương thơm, dẻo đặc trưng.
Người dân làng du lịch cộng đồng Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc thu hoạch lúa theo phương pháp truyền thống.
Những thửa ruộng bậc thang vào vụ thu hoạch tại xóm Bồng Sơn, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.
Xóm nhỏ biên giới tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng vào mùa lúa chín.
Người dân phơi thóc ngay trên cánh đồng.
Khung cảnh yên bình của những bản làng biên giới ngày mùa.
Người dân thu hoạch rơm, rạ sau vụ gặt.
Những cây rơm mang đặc trưng của làng quê, đây là thức ăn dự trữ của gia súc trong suốt mùa đông giá rét.
Theo VOV