Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn mang đến cho con cái mình những điều tốt đẹp nhất, ai cũng muốn trở nên thông thái. Nhưng có sự khác nhau lớn giữa cha mẹ thông thường và cha mẹ thông thái.
Quan hệ hợp tác trong vai trò cha mẹ và con cái
Cha mẹ bình thường luôn đánh giá cao quan điểm, thẩm quyền của mình, cho rằng ý tưởng của mình là đúng đắn và trưởng thành, trong khi ý tưởng của con trẻ là sai lầm, ngây thơ, giữa hai hệ ý tưởng không có sự giao thoa. Điều này cũng thể hiện việc họ muốn lấn át con, nhưng lại không sẵn sàng để tương tác. Quan hệ với trẻ là quan hệ kiểm soát.
Cha mẹ thông thái ngược lại có sự tôn trọng suy nghĩ của trẻ và bình đẳng trong quan hệ với trẻ. Phụ huynh dạng này luôn hiểu rằng trẻ có những ý tưởng khác mình và sẵn sàng để giao thoa, giao tiếp. Quan hệ này là quan hệ hợp tác.
Dạy con tìm kiếm câu trả lời thay vì cho con ngay đáp án
Dạy con tìm kiếm câu trả lời thay vì cho con ngay đáp án chính là điểm khác nhau giữa cha mẹ thông thái và cha mẹ thông thường. Một đứa trẻ có hàng ngàn câu hỏi mỗi ngày. Nhu cầu hiểu biết của trẻ là vô tận. Bởi đó là cách để trẻ khám phá thế giới. Cha mẹ thông thường dễ cảm thấy phiền phức, cảm thấy mệt mỏi và mất thời gian khi phải giải đáp các câu hỏi có lúc ngây ngô, có lúc giản đơn, có khi vô lý của trẻ. Cha mẹ thông thường luôn có sẵn đáp án để nhàn thân và trốn tránh câu hỏi của trẻ. Nhưng cha mẹ thông thái thì khác, họ luôn có đủ sự bao dung và nhẫn nại để hướng dẫn con cách đi tìm câu trả lời. Đó là chặng đường cần lắm sự kiên trì, nhưng thành quả lại rất tốt cho con cái.
Cho con trẻ cơ hội được sửa sai
Cha mẹ bình thường dạy con theo cách luôn cho mình là đúng. Do đó những đứa trẻ phải tuân thủ những điều cha mẹ định hướng và trở thành những gì cha mẹ mong đợi.
Trong khi đó, cha mẹ thông thái thường dạy trẻ bằng cách lấy mình làm gương, thôi thúc trẻ học hỏi để trở thành một hình mẫu mới. Họ không đặt lên vai trẻ trách nhiệm phải nghe lời mà dạy trẻ có tư duy, chính kiến riêng. Những mẫu cha mẹ này thường chấp nhận để con cái được phép sai.
Sự khác biệt trong quan điểm về vai trò của bản thân
Theo Gia đình