Mỗi gia đình có nguyên tắc dạy con riêng. Tuy nhiên, hầu hết gia đình hiện nay đều mắc những lỗi cơ bản sau.
2. Để công nghệ chi phối con: Công nghệ là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ đang để công nghệ tiếp quản và chi phối cuộc sống gia đình. Một số gia đình hiện nay thường để con chơi với các thiết bị công nghệ, thay vì dành thời gian chơi với con. Nếu con khóc, con không vui, họ cũng dùng điện thoại, máy tính bảng để dỗ và xoa dịu, thay vì tự mình trò chuyện, tâm tình cùng con. "Trẻ sẽ không nhớ bạn đã cho chúng sử dụng chiếc điện thoại nào, nhưng các em nhớ những khoảng thời gian được ở cạnh cha mẹ", tiến sĩ tâm lý học Priyanka Upadhyaya nói với tạp chí Best Life.
3. Lên kế hoạch cho cuộc đời của con: Cha mẹ luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp đối với họ không hẳn sẽ phù hợp với cuộc đời của con cái. Nhiều cha mẹ hiện đại tham gia cuộc đua nuôi con, muốn con đạt được những điều lớn lao và trở thành người có chỗ đứng trong xã hội. Ngay từ những ngày đầu, họ đã lên sẵn kế hoạch cho cuộc đời của những đứa trẻ, thay vì để con tự tìm lối đi cho riêng mình. Điều này khiến trẻ giằng xé vì không biết nên theo đuổi ước mơ hay hoàn thiện mong ước của cha mẹ. Thậm chí, nhiều đứa trẻ trở nên thụ động, thiếu chính kiến vì bị cha mẹ sắp đặt quá nhiều. Ảnh: Alamy.
4. Kiểm soát con: Tự do cá nhân là điều mọi cha mẹ cần ghi nhớ thực hiện với con. Khi con nhỏ, bạn có thể đặt ra một số ranh giới hoặc nguyên tắc để bảo vệ con. Tuy nhiên, khi trẻ lớn, những nguyên tắc cũ cần được nới lỏng để trẻ xây dựng sự tự lập và khả năng giải quyết mọi thứ. Những đứa trẻ bị kìm hãm sẽ mất đi khả năng tự quyết định, giải quyết vấn đề và khó đối mặt với những thử thách bất ngờ trong cuộc sống.
5. Không cho con phạm lỗi: Cha mẹ luôn muốn con hoàn hảo và toàn năng. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng từng phạm lỗi và biết cách đứng lên sau những lần vấp ngã đó. Nếu cha mẹ không cho con phạm lỗi hoặc lấp liếm những lần làm sai của con, trẻ sẽ không nhận thức được cái đúng, sai về của hành động của mình. Đứng lên từ sai lầm là cách tốt nhất để trẻ nhận được bài học quý giá và trở nên trưởng thành hơn.
6. Thường xuyên chỉ trích con: "La mắng chưa bao giờ hữu ích. Ngoài việc khiến mâu thuẫn gay gắt hơn, la mắng cũng ảnh hưởng mối quan hệ cha mẹ và con cái", tiến sĩ Lori Whatley khẳng định. Nghiên cứu tâm lý cũng chỉ ra những lời la mắng ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ trong tương lai, thậm chí tạo thói quen xấu và gây nổi loạn ở tuổi vị thành niên.
Theo Gia đình