[Video] Tổng Thanh tra đã chủ động chỉ đạo thanh tra liên quan tham nhũng thế nào?

05/11/2022 08:02

Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sáng 5.11, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị cho biết từ ngày nhậm chức đến nay, Tổng Thanh tra đã chủ động chỉ đạo hoạt động thanh tra đột xuất liên quan các vụ việc tham nhũng như thế nào.

Xem video phiên chất vấn sáng 5.11

Đại biểu chất vấn: Tổng Thanh tra đã chủ động chỉ đạo thanh tra tham nhũng thế nào? - Ảnh 1.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong 

Ông Đoàn Hồng Phong sẽ trả lời chất vấn về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật, biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân.

Công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng các bộ Tài chính, Công an, Tư pháp; viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ được mời tham gia trả lời chất vấn, giải trình những vấn đề liên quan.
--------------------------
Khi thanh tra, điều tra phát hiện dấu hiệu tội phạm phải ngăn chặn tài sản ngay

05/11/2022 11:13 GMT+7

Đại biểu Phạm Nam Tiến (Đắk Nông) nêu rõ hiện này còn 40-50% số tài sản chưa được thu hồi lại trong các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương chỉ đạo. Đây là con số không nhỏ vì một vụ án tham nhũng giá trị có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng.

Bên cạnh đó mới chỉ kiểm soát tài sản trong hệ thống chính trị, còn tài sản do người thân của các đối tượng phạm tội tham nhũng đang đứng tên chiếm hoặc sở hữu vẫn là một khoảng trống rất lớn, khó kiểm soát. Đề nghị Tổng Thanh tra cho biết giải pháp căn cơ nào đặt ra cho việc thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả hơn?

Bên cạnh đó, thời gian qua Thanh tra Chính phủ đã rất nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra còn ít so với tỉ lệ các vụ việc được phát hiện sau thanh tra. Đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân của vấn đề này?

Trả lời câu hỏi này, Tổng Thanh tra Chính phủ việc xử lý thu hồi tài sản tham nhũng luôn là công việc khó khăn, phức tạp và chưa đạt như mong muốn.

Ông nói trước tình trạng thu hồi tài sản gặp khó khăn thì Ban Bí thư đã có kết luận 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Kết quả 9 tháng thu hồi sau kết luận thanh tra tăng gần gấp đôi so với 2021 và cơ quan thi hành án tăng gần 3 lần.

Tuy nhiên thời gian tới ngoài tập trung chỉ đạo thực hiện tốt kết luận 04 thì đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần hoàn thiện các chính sách, pháp luật, nhất là quy định cưỡng chế, xử lý sau thanh tra và cơ chế, chính sách về đất đai, bất động sản, trái phiếu…

Về giải pháp cần hoàn thiện cơ chế thu hồi, tăng cường xử lý sau thanh tra và thi hành án. Trong quá trình điều tra, thanh tra khi phát hiện dấu hiệu tội phạm phải ngăn chặn ngay, không để đến truy tố, xét xử thì các đối tượng thường có hành vi tẩu tán, thất thoát tài sản. Trong giải quyết, thu hồi tài sản có yếu tố nước ngoài cần có hợp tác quốc tế về vấn đề này.

Sẽ sửa quy định để cán bộ thanh tra không còn "dễ dãi"

05/11/2022 10:54 GMT+7

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) cho hay trách nhiệm nêu gương là một trong những yếu tố hàng đầu để xử lý hiệu quả, kiểm soát quyền lực, tránh lạm quyền. Tổng Thanh tra đã làm gì để nâng cao trách nhiệm nêu gương?

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cũng nêu về vấn đề tình trạng vi phạm đạo đức công vụ đã xảy ra và đề nghị Tổng Thanh tra đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra trong thời gian qua và giải pháp thời gian tới.

Về trách nhiệm nêu gương, đạo đức công vụ, tránh lạm dụng quyền lực, ông Đoàn Hồng Phong cho hay bản thân luôn thực hiện tinh thần và trách nhiệm gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp thực hiện đúng quy định của pháp luật, xem xét báo cáo kết quả trong lĩnh vực thanh tra, xem xét giải quyết theo chỉ đạo của các bộ ban ngành, Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khiếu nại tố cáo, tạo khí thế động lực cho toàn ngành nói chung…

Về đạo đức công vụ, ông cho biến cán bộ ngành cơ bản thực hiện đạo đức công vụ, nhưng vẫn còn bất cập. Trong dư luận hiện nay cũng đánh giá cán bộ thanh tra nói chung, thanh tra Chính phủ còn phiền hà, gây nhũng nhiễu, chưa đúng theo quy định nhà nước để vụ lợi cá nhân. 

Đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu cán bộ thanh tra còn "dễ dãi, giao lưu ăn uống với đối tượng thanh tra", thực tế cũng còn nên ông Phong cho biết sẽ tiếp thu ý kiến đánh giá để sửa đổi quy định chặt chẽ hơn.

Đang thực hiện thanh tra về xăng dầu

05/11/2022 10:40 GMT+7

Đại biểu: Tổng Thanh tra đã chủ động chỉ đạo thanh tra đột xuất tham nhũng thế nào? - Ảnh 1.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn sáng 5.11

Về chi ngân sách cho Thanh tra Chính phủ, ông cho hay hiện nay mức chi rất eo hẹp nên cơ quan thanh tra phải cắt giảm chi nhiều hoạt động. Đặc biệt là đi nước ngoài phải đắn đo suy nghĩ, để tập trung tiền cho mua sắm ô tô chủ yếu là cũ. Định mức chỉ 34 xe chuyên dùng, đã mua từ nhiều năm trước, nên chúng tôi phải dành một phần kinh phí cho mua sắm, đến nay chỉ mua được 9 xe.

Với tình trạng cây xăng Hà Nội và TP.HCM khan hiếm, ông Phong cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng, hiện cơ quan thanh tra đã và đang tiến hành thanh tra đột xuất, nhằm góp phần cùng bộ Công Thương chỉ ra những tồn tại, hạn chế, góp phần khắc phục những vấn đề liên quan đến xăng dầu.

Về xử lý công tác cán bộ sau thanh tra, ông cho biết về xử lý cơ chế chính sách, thu hồi kinh tế và chuyển cơ quan điều tra. Tuy vậy, ông nhìn nhận xử lý sau thanh tra vẫn còn hạn chế, nên tới đây sẽ kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.

Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị giám sát các đoàn thanh tra với cán bộ trong thực hiện thanh tra. Tới đây Thanh tra Chính phủ sẽ ban hành quy chế hoạt động của đoàn thanh tra để đề cao trách nhiệm và nâng cao đạo đức công vụ.

Đã chỉ đạo thanh đột xuất cung ứng xăng dầu chưa?

05/11/2022 10:22 GMT+7

Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) cho biết theo số liệu của Thư viện Quốc hội cung cấp từ nguồn của Bộ Tài chính, cơ quan Thanh tra Chính phủ trong 5 năm 2016-2020 đã được thụ hưởng 388.000 triệu đồng, đã bao giờ thanh tra việc sử dụng nguồn kinh phí này chưa, đánh giá việc trích lập, sử dụng kinh phí này như thế nào.

Đại biểu Hoàng Anh cũng nói hiện nhiều cây xăng ở Hà Nội, TP.HCM không bán hoặc bán rất ít, giới hạn chỉ 500-600.000 đồng đối với một ô tô, gây bức xúc cho người dân. Đại biểu đề nghị Thanh tra Chính phủ cho biết đã chỉ đạo thanh tra đột xuất việc cung ứng xăng dầu tại hai thành phố này chưa? 

Đại biểu Anh cũng chuyển câu hỏi này đến Bộ trưởng Bộ Công thương.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu việc thực hiện kết luận sau thanh tra bao gồm các nội dung thu hồi tiền, xử lý về tài sản và xử lý cán bộ. Tuy nhiên, hiện nay qua theo dõi thì thấy việc thực hiện kết luận của thanh tra ở các địa phương, quan, đơn vị mới chỉ chú trọng đến việc thu hồi tiền còn nội dung xử lý về tài sản và xử lý cán bộ thì chưa thực sự được chú trọng. 

Đại biểu đề nghị Tổng Thanh tra cho biết nguyên nhân của tình trạng trên và những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Ngành thanh tra ít cán bộ, rất khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ

05/11/2022 10:07 GMT+7

Trả lời câu hỏi của đại biểu Minh, Tổng thanh tra nói hoạt động thanh tra còn gặp khó khăn khi cán bộ ít. Thời gian qua, ngành đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, thống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm từ 2012-2022, Thanh tra đã triển khai đồng bộ, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. 

Cụ thể đã kiến nghị thu hồi số tiền hơn 461.000 tỉ đồng; 750.000ha đất; kiến nghị xử lý hơn 44.000 tập thể cá nhân; chuyển cơ quan điều tra hơn 1.100 vụ và hơn 1.100 người.

Ngoài thanh tra theo kế hoạch, thanh tra được giao nhiều việc thanh tra đột xuất, như năm 2022 sẽ thanh tra mua sắm thiết bị và phòng chống COVID-19, thanh tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thanh tra quy hoạch và thực hiện quy hoạch điện VII, thanh tra kinh doanh xăng dầu...

Ông nói thêm việc thanh tra chỉ có 408 cán bộ, công chức và số lượng trực tiếp làm công tác thanh tra chỉ là hơn 200 người thì rất khó khăn trong hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ.

Phát hiện nhiều vi phạm, sai sót trong lĩnh vực ngân hàng

05/11/2022 10:03 GMT+7

Trả lời về thanh tra lĩnh vực ngân hàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết đã tiến hành thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước và 4 Ngân hàng thương mại là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank và 2 ngân hàng chính sách phát triển, chính sách xã hội.

Theo quy định của luật, thanh tra ngân hàng chỉ thực hiện với những doanh nghiệp nhà nước, có cổ phần nhà nước trên 50%, còn các doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước dưới 50% và tư nhân không thuộc đối tượng thanh tra của Thanh tra Chính phủ mà thuộc thanh tra chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước. 

Nếu được Ban chỉ đạo Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao mới tiến hành và trong thời gian qua chỉ thanh tra 1 ngân hàng đại chúng khi được Thủ tướng Chính phủ giao.

Ông Phong nói sau thanh tra đã phát hiện nhiều bất cập, sơ sở về chính sách, pháp luật và phát hiện các vi phạm, sai sót, kiến nghị chấn chỉnh và xử lý nghiêm. Với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đã chuyển sang cơ quan điều tra xử lý. 

Điển hình cuộc thanh tra Ngân hàng Nông nghiệp năm 2011, theo kết luận thanh tra đã kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra 14 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự. Cơ quan điều tra, các cơ quan tố tụng đã điều tra, xét xử hàng chục cán bộ vi phạm có liên quan. Đây là cuộc thanh tra vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng.

Giải pháp cho tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra?

05/11/2022 09:41 GMT+7

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nêu thực tế so sánh với cùng kỳ năm trước, tỉ lệ thu hồi sau thanh tra của năm nay tăng 17,9%, tuy nhiên kết quả thu hồi chỉ đạt 60,3%, qua đó cho thấy kết quả xử lý sau thanh tra vẫn còn những bất cập, hạn chế.

Thực tế qua giám sát cho thấy vẫn còn một số kết luận thanh tra chậm được ban hành, có cuộc thanh tra trên 5 năm vẫn chưa có quyết định. Một số nội dung trong kết luận thanh tra, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng chưa bám sát thực tiễn, tính pháp lý chưa đầy đủ và thuyết phục chưa đảm bảo tính khả thi dẫn đến thời hạn thực hiện kéo dài, khó dứt điểm. 

Đại biểu đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân, giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm tháo gỡ tình trạng nêu trên.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho biết hiện nay tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các thủ tục hành chính đang có xu hướng gia tăng mạnh, nhất là trong quan hệ giao dịch, lĩnh vực xây dựng, đất đai, kinh doanh. Hiện tượng tham nhũng vặt đã và đang làm xói mòn lòng tin của người dân.

Tuy nhiên, những công cụ kiểm soát hành chính như kiểm tra, thanh tra, giám sát hiện nay chưa đủ điều kiện để kịp thời phát hiện và xử lý. Đại biểu đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết giải pháp nào để thúc đẩy phát hiện và xử lý tình trạng tham nhũng, tiêu cực này một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình) cho biết qua hoạt động thanh tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.

Từ đó ông đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết kết quả xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng và những tồn tại, hạn chế nguyên nhân.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cũng nhận định tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thất thoát còn thấp, tham nhũng trên một số lĩnh vực còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, đề nghị Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới.

Đại biểu cũng hỏi về tình trạng cùng một đơn vị, địa phương nhưng trong một thời gian ngắn phải tiếp và làm việc với nhiều đoàn thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành kiểm tra, kiểm toán. Nội dung có thể khác nhau nhưng làm việc liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị. 

Đề nghị Tổng thanh tra cho biết giải pháp trong phối hợp với các cơ quan kiểm tra, kiểm toán để khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp này trong thời gian sắp tới.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong lần đầu trả lời chất vấn - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau)

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị cho biết từ ngày nhậm chức đến nay, Tổng Thanh tra Chính phủ đã chủ động chỉ đạo hoạt động thanh tra đột xuất liên quan các vụ việc tham nhũng trong ngành thanh tra như thế nào, kết quả ra sao?

Tổng Thanh tra Chính phủ đã thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo Nghị định 123 của Chính phủ trong nội bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ ra sao, kết quả cụ thể như thế nào?

05/11/2022 09:39 GMT+7

Trả lời câu hỏi của đại biểu Sỹ, Tổng Thanh tra cho hay có lẽ đại biểu Bình Thuận hỏi liên quan đến chuyện giải quyết đơn thư, khiếu nại ở Bình Thuận mà vừa qua Thanh tra Chính phủ đã tiến hành.

Ông nói sự việc này vào năm 2019 trên cơ sở đơn thư tố cáo của nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh có tố cáo lãnh đạo tỉnh có làm sai một vụ việc là chuyển mục đích sân golf sang khu đô thị. Vụ việc này Thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn rà soát lại các nội dung và có một số sự thay đổi.

Khi trước đây thanh tra, kiểm toán tiến hành thì thanh tra căn cứ vào kết quả kiểm toán có kế thừa, riêng về việc chuyển đổi mục đích đất của sân golf sang khu đô thị có sai là không dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội và xác định giá đất chưa chính xác. Kiểm toán Nhà nước và thanh tra đã kết luận yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận tính toán, xác định lại theo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên sau 1-2 năm, UBND tỉnh Bình Thuận không thực hiện, nên người tố cáo tiếp tục tố cáo. Khi ông Phong nhận nhiệm vụ Tổng Thanh tra đã chỉ đạo rà soát, sau đó có sai phạm đã chuyển cơ quan điều tra.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau khi xem xét đánh giá, trong vấn đề này có một số khuyết điểm là việc xử lý, thanh tra còn chậm, ngoài ra, trong thanh tra có kế thừa kết quả kiểm toán, Bộ xây dựng. Do đó, ở cả 3 cơ quan đều có cán bộ, lãnh đạo bị xử lý trong thời gian qua.

Thanh tra không phát hiện vi phạm nhưng Ủy ban Kiểm tra vào lại phải chuyển sang xử hình sự

05/11/2022 09:27 GMT+7

Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận): Một số vụ việc Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra kết luận không có sai phạm, khuyết điểm hoặc có nhưng chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Nhưng khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra lại chỉ ra sai phạm và phải chuyển sang xử lý hình sự. Vấn đề này do pháp luật chưa đồng bộ, cách hiểu chưa đúng hay tiêu cực trong thanh tra, giải pháp thời gian tới?

Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) hỏi tại sao lại có tình trạng ngành có 408 công chức nhưng chỉ có 200 cán bộ công chức trực tiếp làm công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng? Giải pháp trong thời gian tới để tháo gỡ là gì? 

Ông cũng đề nghị Tổng Thanh tra cho biết quan điểm nhìn nhận, đánh giá về số lượng, chất lượng đạo đức công vụ của đội ngũ làm công tác thanh tra trong cả nước hiện nay?

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (Thanh Hóa): Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng đã bị phát hiện xử lý nhưng tình hình vi phạm vẫn có diễn biến phức tạp, tinh vi. Đề nghị Tổng Thanh tra cho biết trách nhiệm trong thanh tra ngân hàng thời gian qua? Đồng thời có giải pháp căn cơ nào để phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này?

05/11/2022 09:17 GMT+7

Phát biểu trước khi bắt đầu trả lời chất vấn, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho hay việc lựa chọn này thể hiện sự quan tâm đối với ngành, giúp ngành phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.

Ông nói thời gian qua toàn ngành đã nỗ lực cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thông qua thanh tra đã kiến nghị bổ sung nhiều chính sách pháp luật bất cập, vướng mắc. Đồng thời phát hiện nhiều vi phạm, sai phạm và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý, trong đó có vụ việc rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Ông nhấn mạnh chất vấn chính là giám sát đối với ngành thanh tra và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao nhiệm vụ của ngành.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, đã có 66 đại biểu đăng ký chất vấn Tổng Thanh tra.

Theo Tuổi trẻ - VOV

(0) Bình luận
[Video] Tổng Thanh tra đã chủ động chỉ đạo thanh tra liên quan tham nhũng thế nào?