Vi phạm luật pháp và xói mòn lòng tin

22/04/2020 06:02

Hành động của Trung Quốc sẽ làm xói mòn niềm tin giữa hai nước, vì nó liên tục vi phạm những cam kết của Bắc Kinh rằng họ sẽ giải quyết tranh chấp trong hòa bình.

Tuần trước Trung Quốc công bố việc phê chuẩn hai "đơn vị hành chính" mới đặt tên là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" trên Biển Đông, trực thuộc cái gọi là chính quyền "thành phố Tam Sa".

Tây Sa có trụ sở ở đảo Phú Lâm, được cho sẽ "quản lý" quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield, trong khi Nam Sa trụ sở ở đá Chữ Thập, "quản lý" quần đảo Trường Sa.

Việc Trung Quốc tạo thêm hai "đơn vị hành chính" quản lý ở Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là hành động khiêu khích, bất tuân luật pháp quốc tế, là việc làm vi phạm 

Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và làm suy yếu nghiêm trọng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đối với vấn đề tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.

Trung Quốc cụ thể đã có những cái sai như sau:

Đầu tiên, hành động của Trung Quốc là sự khiêu khích bởi nó đi ngược lại tinh thần một văn kiện giữa Việt Nam và Trung Quốc về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, vốn được lãnh đạo Đảng của hai bên nhất trí tháng 10.2011. 

Hành động của Trung Quốc sẽ làm xói mòn niềm tin giữa hai nước, vì nó liên tục vi phạm những cam kết của Bắc Kinh rằng họ sẽ giải quyết tranh chấp trong hòa bình, thông qua đối thoại với các nước có sự quan tâm trực tiếp.

Thứ hai, hành động của Trung Quốc là phi pháp đặt dưới luật pháp quốc tế. Trung Quốc kiểm soát Hoàng Sa thông qua xâm lược và thôn tính vào tháng 1.1974. Luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền có được thông qua sự xâm chiếm.

Thứ ba, Trung Quốc và ASEAN đã thống nhất về DOC năm 2002. Điều 5 của DOC nêu: "Các bên cam kết tự kiềm chế trong các hoạt động vốn sẽ làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định...". 

Hành động đơn phương của Trung Quốc đã làm tình hình phức tạp một cách nghiêm trọng đối với tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc sẽ ra những quy định và chỉ thị vốn sẽ ảnh hưởng lớn tới chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Thứ tư, văn bản đàm phán về COC không xác định khu vực nào ở Biển Đông mà COC sẽ bao phủ. Tuyên bố của Trung Quốc về "đơn vị hành chính" mới ở Trường Sa là một động thái phủ đầu nhằm đẩy lùi tuyên bố chủ quyền của Việt Nam cũng như Philippines.

Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam phải tiếp tục phản đối Trung Quốc trước mọi hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Rất cần thiết trong việc cung cấp một dấu vết hợp pháp trên giấy trắng mực đen để chứng minh tính nhất quán về quan điểm chủ quyền trong một khoảng thời gian dài. 

Việt Nam sẽ cần có sự ủng hộ của các quốc gia khác có yêu sách ở Biển Đông và Indonesia, đồng thời hy vọng, dù không chắc, là tất cả các quốc gia thành viên ASEAN khác sẽ có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc.

Theo Tuổi trẻ

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vi phạm luật pháp và xói mòn lòng tin