Phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, bền vững

17/01/2023 16:29

Trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đặt mục tiêu phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, bền vững.

Ngày 17.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ban hành Chương trình hành động số 64-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.

Chương trình này đặt mục tiêu chung là phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, bền vững, đa dạng hóa các mô hình hợp tác, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nhằm thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ, cá nhân, tổ chức tham gia, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống. Phát huy nội lực, huy động nguồn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến. Nâng cao hiệu lực, hiệu  quả quản lý nhà nước trong đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ để thành lập mới 30 tổ hợp tác, 180 HTX, 2 liên hiệp HTX. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX phát triển, phấn đấu có trên 70% số HTX, liên hiệp HTX có hiệu quả hoạt động tốt, khá. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phấn đấu có trên 80 HTX ứng dụng công nghệ cao, 100% các tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX, phấn đấu có trên 60% số HTX liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Tăng số lượng HTX xuất khẩu sản phẩm trực tiếp ra thị trường nước ngoài.

Chương trình cũng đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể tới năm 2045.

Để thực hiện các mục tiêu trên, 5 nhiệm vụ, giải pháp được xác định gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể. Tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, xây dựng mô hình HTX hiệu quả và tổng kết mô hình. Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh HTX tỉnh với phát triển kinh tế tập thể.

CBĐ

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, bền vững