Muốn tăng năng suất lao động trước tiên phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề nghiệp
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1.5.
Ngày 1.5.1886 áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. cuộc bãi công tại TP Chicago yêu cầu "Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!". Ba năm sau "sự kiện" tại Chicago, Quốc tế cộng sản lần II đã quyết định lấy ngày 1.5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó, ngày 1.5 trở thành Ngày Quốc tế lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18.2.1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1.5 là một trong những ngày lễ chính thức của Việt Nam. Ở Việt Nam ngay nay, các quyền lợi cơ bản của công nhân cà người lao động nói chung được chăm lo, bảo đảm. Dù vậy do nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh,xuất phát điểm thấp lac hậu , vừa thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo nên đời sống của nhân dân trong đó có công nhân và người lao động nói chung còn khó khăn, chưa thể nói là ấm no,hạnh phúc trọn vẹn. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".Tự do thì cơ bản cũng đạt được rồi, nhưng để có ấm no hạnh phúc thật sự thi phải còn phấn đấu nhiều, vì hiện nay đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, thậm chí có bộ phận còn thiếu thốn.
Tăng năng suất lao động là giải pháp gốc cho phát triển kinh tế
Để thực hiện chăm lo cho người lao đông kinh tế phải phát triển,muốn kinh tế phát triển chỉ có con đường tăng năng suất lao động. Có năng suất lao động cao mới mong cải thiện, phát triển kinh tế ,tăng thu nhập.
Có thể nói, năng suất lao động ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tăng năng suất lao động là giải pháp gốc cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho mỗi người lao động và đất nước. Cần được làm rõ, muốn trở thành một nền kinh tế phát triển, chúng ta cần liên tục tìm cách cải thiện năng suất để tăng đầu ra của nền kinh tế. Chỉ khi tăng được quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người, chúng ta mới có khả năng tăng được mức sống, điều kiện sống của người dân. Điều này trùng với nhận định của GS. Paul Krugman - chủ nhân của giải thưởng Nobel kinh tế năm 2008 - rằng, "năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài, nó gần như là tất cả".
Muốn tăng năng suất lao động trước tiên phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhu đã thấy,nếu như trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91%/năm, trong đó lao động tăng 1,5%/năm; tăng năng suất lao động là giải pháp gốc cho phát triển kinhđạt 4,35%/năm, thì trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng năng suất lao động đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.
Minh chứng cho điều nầy có thể thấy trong một báo cáo được Ngân hàng UBS công bố người lao động tại Thụy Sĩ được trả lương cao hơn bất kỳ nhân viên nào trên toàn thế giới.Cũng theo một báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, Thụy Sĩ đứng ở vị trí thứ 5 tổng quát, nhưng đứng đầu bảng xếp hạng về các kỹ năng.. Với tựa đề , "Thụy Sĩ cực kỳ vượt trội trong những lĩnh vực liên quan đến kỹ năng lao động", báo cáo viết. Thụy Sĩ được xếp hạng tốt nhất trên thế giới về đào tạo nghề, đào tạo tại chỗ và tỷ lệ kiếm được việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp. Vậy Thụy Sĩ đã làm như thế nào để đào tạo được lực lượng lao động có tay nghề cao? Theo một báo cáo năm 2015 của Trung tâm Chuẩn hóa Giáo dục Quốc tế (CIEB), có tới 70% học sinh trung học Thụy Sĩ tham gia vào hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp "tiêu chuẩn vàng". Từ 16 tuổi, hầu hết học viên đều dừng việc đi học toàn thời gian.
Đáng buồn là năng suất lao động của Việt Nam hiện nay rất thấp, trong đó có nguyên nhân chính là giáo dục nghề nghiệp thấp, so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước. Năng suất lao động mỗi giờ làm việc của Việt Nam đạt khá thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN, năm 2015 chỉ đạt 4,4 USD, trong khi đó Malaysia đạt 24,9 USD; Thái Lan đạt 12,1 USD; Indonesia đạt 12 USD; Philippines đạt 8,4 USD. Riêng Singapore đạt mức năng suất lao động theo giờ rất cao với 54,9 USD nhưng do số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động ở Singapore cao hơn ở Việt Nam nên khoảng cách giữa năng suất tính theo mỗi giờ làm việc giữa Singapore và Việt Nam (12,5 lần) đã giảm so với khoảng cách 13,7 lần khi tính theo năng suất trên mỗi lao động. Câu hỏi: "Vì sao năng suất lao động của Việt Nam thấp?" Hoàn toàn tương tự như câu hỏi: "Vì sao Việt Nam nghèo?
"Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh"
Muốn tăng năng suất lao động trước tiên phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề nghiệp. Trên các phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng nhận định rằng, trình độ nghề nghiệp của người lao động Việt Nam thấp là nguyên nhân chính của tình trạng năng suất lao động thấp kém .
Dẫu biết rằng,nhận định như vậy chưa phản ánh đúng bản chất kinh tế của khái niệm năng suất lao động và thực tiễn Việt Nam vì năng suất lao động là kết quả phát triển lâu dài của một đất nước và do một hệ thống nhiều yếu tố chi phối chứ không phải chỉ do trình độ nghề nghiệp của người lao động. Nhưng nói thật ra trình độ nghề nghiệp của người lao động. chất lượng nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng rất lớn,nếu không muốn nói là lớn nhất, trong các thành tố làm tăng năng suất lao động.
Nhưng cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mặc dù tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp: Tổng kết Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương tổ chức.Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế với tỉ lệ lao động đã được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp, chỉ đạt 23,1%.
Tỉ lệ lao động đã được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở Việt Nam còn thấp, chỉ đạt 23,1%.
Trong khi đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo của Singapore là 61,5%, Hàn Quốc là 62%. Tăng năng suất lao động phụ thuộc lớn vào việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người, chất lượng máy móc - công nghệ, và chất lượng - hiệu quả quản trị. Tất cả yếu tố này là một tổng thể kết dính, đồng bộ, tương thích. Ví dụ, tiến bộ trong tăng năng suất sẽ khó xảy ra nếu máy móc công nghệ hiện đại nhưng người lao động có kỹ năng thấp, trình độ quản trị yếu kém. Các giải pháp cho tăng năng suất như thúc đẩy nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, và các cơ chế khuyến khích (lương, thưởng, tuyển dụng - đãi ngộ tài năng, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, công tác…) cần những đột phá lớn trong đao tao nghề cho người lao động.
Muốn đột phá thì phải có nguồn lực con người tốt và sớm nhất có thể. Thế giới luôn vận động và không chờ chúng ta sẵn sàng. Các cuộc chơi lớn đã bắt đầu từ lâu và chúng ta cần phải thật sự nghiêm túc tìm cách đào tạo, thu hút, sử dụng người tài, Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối với Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức mới trong vấn đề đào tạo, phát triển chất lượng nguồn nhân lực,. Những vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực của đất nước để đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 .
Nhận thức rất sớm chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đứng trên tất cả ,chi sỹ Phan chu Trinh có câu nói để đời gần như kim chỉ nam cho hành động, "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh". Bác Hồ cũng khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".
Có chiến lược đúng, với quyết tâm cao, cách làm thông minh trong việc đào tao nghề nhầm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động. Nói điều nầy trong bối cảnh đất nước hiện nay để nhận thức sâu sắc thêm là thiết thực chăm lo hạnh phúc ấm no cho người lao động chính là thiết thực chào mừng và kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1.5.
Theo Người lao động