Người dân khắp nơi trên thế giới đã được chứng kiến những hình ảnh tuyệt đẹp về siêu trăng lớn nhất năm 2022 vào ngày 13.7. Đây là hiện tượng thiên văn thú vị khi vị trí của Mặt trăng ở gần nhất so với Trái đất.
Mặt trăng ở vị trí gần nhất với Trái đất trong năm 2022 trong hiện tượng siêu trăng vào hôm 13.7. Theo ước tính, khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất chỉ 352.000 km, gần hơn khoảng 33 km so với bình thường. Trong ảnh là siêu trăng nhìn từ một công trình kiến trúc ở Ciudad Juarez, thành phố thủ phủ của bang Chihuahua, Mexico - Ảnh: REUTERS
Hình ảnh siêu trăng lấp ló phía sau một ngọn hải đăng ở TP Saint-Nazaire, phía tây nước Pháp - Ảnh: REUTERS
Siêu trăng xuất hiện phía sau tượng Nữ thần Tự do ở TP New York, Mỹ. Theo ước tính, độ sáng của siêu trăng vào hôm 13.7 lớn hơn 16% so với độ sáng trung bình vào lúc trăng tròn bình thường - Ảnh: REUTERS
Một gia đình đang chăm chú quan sát hình ảnh siêu trăng ở quảng trường Đỏ, Thủ đô Matxcơva, Liên bang Nga - Ảnh: REUTERS
Một chiếc máy bay đang di chuyển ngang qua siêu trăng ở TP Arinaga, Tây Ban Nha. Theo NASA, trăng tròn tháng 7 được gọi là "Trăng sấm". Tên gọi này được đặt dựa vào những cơn dông bão thường xuyên xảy ra vào đầu mùa hè - Ảnh: REUTERS
Một người đang bơi bên dưới hình ảnh siêu trăng ở TP Larnaca, Đảo Síp (Cyprus) - Ảnh: REUTERS
Khung cảnh yên bình của một thị trấn khi siêu trăng xuất hiện ở TP Bronte, Vương quốc Anh - Ảnh: BRONTE COUNTRY LANDSCAPES
Siêu trăng hiện hình rõ nét phía sau một tòa nhà ở TP Seattle, Thủ đô Washington, Mỹ - Ảnh: SIGMA SREEDHARAN
Siêu trăng xuất hiện gần ngọn hải đăng và bến tàu Roker, TP Sunderland, Vương quốc Anh - Ảnh: SIMON C WOODLEY
Siêu trăng vào tháng 7 còn được gọi là siêu trăng "hươu". Tên gọi được đặt bởi một bộ lạc của thổ dân châu Mỹ Algonquin trên tạp chí Maine Farmer's Almanac (Mỹ) vào thập niên 1930. Tên gọi này ám chỉ tháng 7 là thời điểm những chiếc gạc mới được hình thành và phát triển trên loài hươu đực.
Theo Tuổi trẻ