Cách xử trí khi đụng độ rắn

14/06/2018 13:26

Nọc rắn chứa nhiều hoạt chất cực kỳ độc, gây tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và dễ gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Mùa hè số ca bị rắn cắn thường gia tăng 

Thời tiết như hiện nay dễ có những cuộc chạm trán rắn khi chúng ta đi du lịch. Theo các nhà khoa học, vào mùa hè và mùa xuân, số lượng các trường hợp bị rắn cắn gấp đôi hoặc gấp ba so với những tháng khác trong năm.

Ở Hoa Kỳ, theo thống kê của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh có khoảng 8.000 người bị rắn độc cắn mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 30.000 người bị rắn độc cắn mỗi năm, và xu hướng tăng lên trong những tháng vừa qua. Có hai nhóm rắn độc phổ biến: rắn lục và rắn hổ. 

Nọc rắn chứa nhiều hoạt chất cực kỳ độc, gây tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và dễ gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Do vậy, khi bị rắn cắn cần lưu ý.

Những điều nên và không nên làm khi bị rắn cắn:

• Đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. Ngay cả khi vết cắn không do rắn độc cắn, bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh uốn ván, nếu tiêm ngừa không được nhắc lại đúng hạn.

• Di chuyển chi bị cắn càng ít càng tốt để giúp giảm lan tỏa nọc độc.

• Ghi chú sự xuất hiện của rắn. Mô tả lại sẽ giúp bác sĩ xác định loại rắn nào cắn.

• Ghi thời gian bị cắn, giúp bác sĩ biết thời gian đã xảy ra bao lâu.

• Tháo bất kỳ đồ trang sức nào quanh chỗ bị cắn trước khi bắt đầu sưng.

• Dùng thuốc giảm đau paracetamol nếu cần thiết.

• Liên lạc trung tâm, phòng cấp cứu chống độc gần nhất.

• Không cố gắng bắt hoặc giết rắn. Bạn sẽ có nguy cơ bị cắn lần thứ hai.

• Không cố gắng dùng miệng hút nọc độc ra vì không có tác dụng, có nguy cơ nhiễm độc vào miệng.

• Không dùng aspirin, ibuprofen, hoặc các thuốc giảm đau có tác dụng chống đông máu.

• Không buộc dây thắt. Cắt dòng máu đến nơi bị cắn có thể gây hoại tử mô nhiều hơn.

Phòng ngừa:

• Lưu ý khi đang đi bộ. Rắn có vẻ không thích cắn, trừ khi bạn đạp lên nó.

• Mang theo gậy khi đang đi bộ để gõ vào nền phía trước mặt bạn. Nếu rắn sợ bị đe dọa, nó sẽ tấn công vào cây gậy.

• Mang giày bảo hộ và quần dài để bảo vệ mắt cá chân.

• Mang đèn chiếu sáng trên đầu hoặc đèn chớp sáng lúc ban đêm để nhìn thấy rắn trước khi bạn bị ngạc nhiên và bối rối.

Theo Tuổi trẻ

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cách xử trí khi đụng độ rắn