Mỗi chiếc bánh chưng 1kg cung cấp hơn 1.800kcal, tương đương với 10 bát cơm trắng bình thường.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm mỗi gia đình dịp Tết. Bánh chưng có thành phần dinh dưỡng cao với đủ 4 nhóm thực phẩm: Gạo nếp (nhóm chất bột đường); thịt lợn, đỗ xanh (nhóm chất béo, nhóm đạm), hành củ, tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất).
Tuy nhiên, bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết tỷ lệ thành phần các nhóm dinh dưỡng trong bánh chưng không cân đối.
Trung bình mỗi miếng bánh chưng 100g sẽ cung cấp 181kcal, 4,3g chất đạm, 4,2g chất béo, 31,6g chất bột đường, 0,6g chất xơ, 26g canxi, 0,94g sắt, 1,4g kẽm.
Một chiếc bánh chưng trung bình có trọng lượng khoảng 1kg, tương đương 1.810kcal, 1/8 cái bánh chưng sẽ cung cấp 226kcal.
Bánh chưng là món ăn rất giàu dinh dưỡng
Lượng calo này cũng tương đương với 10 bát cơm trắng, 36 chiếc bánh giày nhân đậu xanh nhỏ, 5 bát phở.
Theo huấn luận viên Nguyễn Hiếu, người có kinh nghiệm 10 năm làm huấn luận viên cá nhân, để tiêu thụ hết lượng calo 1/8 chiếc bánh chưng, bạn sẽ cần đạp xe hoặc chạy bộ 30 phút không nghỉ, 20 phút bơi lội… Nếu bạn tập gym, một buổi tập chăm chỉ tại phòng gym cũng chỉ đốt tối đa 350kcal.
Với nữ giới 25 tuổi, cao 1,57m, nặng 50kg, nếu làm việc nhẹ nhàng, không tập luyện, lượng calo cơ thể thực sự cần (TDEE) sẽ khoảng 1.360kcal.
Do đó, nếu bạn muốn “đánh bay” hết lượng calo một chiếc bánh chưng trong một ngày, bạn sẽ cần tập gym chăm chỉ thêm một buổi.
Bánh chưng làm từ gạo nếp nên khó tiêu, để dễ tiêu hoá, bạn nên ăn kèm với dưa góp, hành muối và ăn bổ sung thêm chất xơ từ rau, quả.
Những người béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao, huyết áp cao nên hạn chế ăn bánh chưng.
Theo Vietnamnet