Mặc dù khoai lang là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng với một số người, việc ăn quá nhiều khoai lang có thể gây tác dụng phụ xấu.
Mặc dù khoai lang giàu tinh bột, nhiều carbs và calo, nhưng loại củ này lại chứa đầy chất dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt. Nhờ thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, khoai được khuyến khích cho những người đang giảm cân, mắc các vấn đề về hô hấp, chống viêm khớp và đối phó với loét dạ dày. Khoai lang là an toàn để tiêu thụ cho tất cả mọi người, nhưng một số người cần phải lưu ý khi tiêu thụ nó.
Sỏi thận
Khoai lang cũng chứa nhiều axit oxalic - một loại axit hữu cơ. Thêm quá nhiều khoai lang vào chế độ ăn uống khi bị sỏi thận có thể gây bất lợi cho những người đã bị sỏi thận. Axit oxalic bắt đầu lắng đọng trên viên sỏi đã tồn tại, làm tăng các triệu chứng và cơn đau. Theo nhà dinh dưỡng học Seema Khanna tại Mumbai, khoai lang có hàm lượng axit oxalic cao, do đó những người có nguy cơ hình thành sỏi thận chỉ nên thỉnh thoảng ăn.
Khó chịu ở dạ dày
Khoai cũng chứa mannitol, một loại carbohydrate được gọi là rượu đường hoặc polyol. Mặc dù không có hại khi sử dụng loại carbohydrate này, nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể gây bất lợi cho những người bị chứng khó chịu ở dạ dày. Ăn khoai lang quá nhiều khi bụng bị khó chịu có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng. Vì vậy, khi bị đau dạ dày cách tốt nhất là bạn nên tránh chúng.
Bệnh tiểu đường
So với khoai tây, khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn và được coi là tốt cho sức khỏe hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy ăn khoai lang có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chứa nhiều chất xơ và hàm lượng chỉ số đường huyết thấp, khoai lang có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, nếu không nó có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.
Vấn đề về tim
Là một nguồn cung cấp kali dồi dào, khoai lang có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Nhưng khi tiêu thụ quá mức dẫn đến lượng kali dư thừa, gây ra tăng kali máu hoặc nhiễm độc kali và có thể là lý do gây đau tim.
Ngộ độc vitamin A
Loại củ này có hàm lượng vitamin A cao và việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài cũng có thể là lý do khiến tóc thô, rụng một phần tóc (bao gồm cả lông mày), môi nứt nẻ và da khô ráp. Liều lượng lớn vitamin A kéo dài cũng có thể gây tổn thương gan.
Lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 700 mcg đối với phụ nữ và 900 mcg đối với nam giới, hãy dựa vào con số này để xác định lượng khoai lang tối đa ăn vào. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc các vấn đề về thận, tiểu đường và tim, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ăn khoai lang đúng cách, với lượng hợp lý.
Theo VTC