Uống cà phê đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn, nhưng nếu phạm phải 4 sai lầm này thì đồ uống tốt lại trở thành xấu.
Ngày nay, cà phê đã trở thành một trong những thức uống yêu thích của mọi người, đặc biệt là vào buổi sáng. Thậm chí, cà phê còn được nhiều người uốc rả rích nhiều khung giờ trong ngày bởi sức hấp dẫn và thú vị của món đồ uống này.
Dù là tụ tập với bạn bè, họp mặt công việc hay đơn giản là sum vầy, những quán cà phê với không gian thanh lịch và tươi mới đã trở thành một trong những lựa chọn tốt nhất cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều người không biết cách uống cà phê sao cho đúng, nhiều người vô tình gây hại cho sức khỏe chỉ vì uống cà phê sai cách.
1. Uống cà phê hòa tan quá thường xuyên
Cà phê hòa tan được nhiều nhân viên văn phòng yêu thích, vừa tiện lợi lại thơm ngon. Món đồ uống này vốn dĩ có nguồn gốc từ chiết xuất các thành phần hữu hiệu từ hạt cà phê rang, sau khi sấy khô xay thành bột để tạo ra thức uống cà phê ba trong một.
Tuy nhiên, ít người để ý rằng, cà phê hòa tan được đóng gói sẵn thường chứa quá nhiều hương liệu, kem tách sữa và đường trắng.
Thành phần chính của kem tách sữa là dầu thực vật hydro hóa, thuộc loại axit béo chuyển hóa, rất dễ dẫn đến béo phì, thừa cân và các rủi ro khác.
Do đó, nếu có thể, hãy chọn loại cà phê nguyên chất mới xay để khống chế được lượng đường, kem hấp thụ vào cơ thể. Nếu muốn tiện lợi, bạn có thể chọn loại cà phê hòa tan nguyên chất không pha thêm các thành phần khác để thay thế cho loại cà phê nhiều người và hương liệu.
Khi mua cà phê, bạn nên xem kỹ bảng thành phần dinh dưỡng, càng ít năng lượng, carbohydrate và chất béo càng tốt, để đảm bảo rằng bạn đang uống thức uống không chứa quá nhiều chất có thể gây thừa cân.
Thói quen uống cà phê sáng quả thật rất thú vị, nhưng bạn tuyệt đối không nên uống khi bụng đói. Quá nhiều caffeine trong cà phê có thể kích thích tiết axit dịch vị và làm tăng nồng độ axit dịch vị.
Sau một đêm ngủ dài, dạ dày ở trạng thái rỗng, axit dịch vị quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ bị ợ chua, đau dạ dày và buồn nôn.
Uống quá nhiều cà phê espresso khi bụng đói có thể làm tăng nhịp tim, dẫn đến tức ngực và đánh trống ngực, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu hao năng lượng và dễ gây hạ đường huyết.
Bạn nên cố gắng tạo thói quen sắp xếp thời gian uống cà phê sau bữa ăn sáng, không chỉ để bảo vệ đường tiêu hóa, mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3. Thêm quá nhiều đường khi uống cà phê
Một số người thích uống cà phê nhưng lại không thể chấp nhận vị đắng và chát của cà phê mới xay và quen với việc thêm đường để tạo hương vị.
Thông thường, độ ngọt vừa phải của một cốc cà phê cần tới hai gói 5 gam đường được thêm vào cà phê để có vị ngọt vừa khẩu vị. Điều này sẽ làm tăng lượng đường một cách vô hình, từ đó có thể gây béo phì hoặc thừa cân theo thời gian.
Không những thế, uống đồ ngọt còn có thể gây sâu răng, xỉn màu răng. Do đó, không nên thêm đường khi uống cà phê mới xay, hãy thưởng thức hương thơm của cà phê nguyên chất, hoặc thêm một ít lượng sữa thích hợp để tăng mùi thơm.
Lượng caffeine chứa trong cà phê có tác dụng giải khát, nhưng uống một lượng lớn sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ vitamin B. Điều mà bạn ít biết là, khi cơ thể thiếu vitamin B dễ gây cảm giác mệt mỏi, khiến người ta muốn giải khát bằng cách uống cà phê, vì thế mà đi vào vòng luẩn quẩn.
Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bạn không nên uống quá nhiều cà phê khi thức khuya, thay vào đó, bạn có thể ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc sữa chua khi cảm thấy đói.
Lời khuyên thêm:
Mặc dù uống cà phê mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp.
Thanh thiếu niên và trẻ em nên kiểm soát chặt chẽ việc uống cà phê, nếu không sẽ gây nhức đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, rối loạn giấc ngủ và căng thẳng.
Người bị loãng xương không nên uống nhiều hơn ba tách cà phê mỗi ngày; bệnh nhân bệnh tim và phụ nữ có thai cũng nên uống ít hơn hoặc tốt nhất là nên tránh.
Theo VTC