Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc ghi lại khung cảnh tuyết rơi vào ngày 13.2 trên đoạn tường thành Tiễn Khấu - nơi mệnh danh là nguy hiểm nhất của một trong 7 kỳ quan thế giới mới.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thời Tần Thủy Hoàng, cách đây hơn 2.300 năm. Năm 1987, nơi đây trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận.
Với tổng chiều dài hơn 21.000 km, Vạn Lý Trường Thành là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, cũng là điểm tham quan thu hút khách bậc nhất quốc gia này, đón hàng chục triệu lượt khách mỗi năm.Tại đây, Tiễn Khấu là một trong những đoạn đường khó đi nhất. Địa hình hiểm trở cộng thêm dốc núi cheo leo khiến du khách khó lòng chinh phục.
Đây là cảnh sắc đoạn tường thành Tiễn Khấu được bao phủ bởi tuyết trắng xóa do nhiếp ảnh gia Chen Yehua ghi lại.
Bộ ảnh được chụp vào ngày 13.2, thời điểm chớm xuân tại Trung Quốc.
Cây cối, tường thành đều được bao phủ trong tuyết. Khung cảnh xung quanh hùng vĩ và tráng lệ.
Tuyết phủ kín lối đi nên việc di chuyển không dễ dàng. Thế nhưng khung cảnh lộng lẫy vẫn mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.
Tên gọi Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ 19. Trước đó, địa điểm này được gọi với nhiều cái tên như "rào chắn", "pháo đài", "Rồng Đất",...
Nhiều người cho rằng Vạn Lý Trường Thành mang hình dáng của một chú rồng nằm trên rặng núi.
Đây là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng.
Với chiều dài khủng và độ hoành tráng, nhiều người tin rằng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ vũ trụ. Thế nhưng điều này là không thể. Trên thực tế, ta không thể nhìn thấy nó ngay cả ở khí quyển trái đất, tại độ cao 160.000 m.
Vạn Lý Trường Thành bao gồm hàng chục nghìn tháp canh, tháp đèn hiệu, cầu thang, cầu vượt và các lỗ châu mai.
Nổi tiếng là thế, nhưng công trình vẫn còn nhiều phần bị bỏ hoang mà ban quản lý không khuyến khích du khách khám phá.
Vạn Lý Trường Thành đang đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng trước sự bào mòn của tự nhiên và thời gian.
Theo Zing