Say nắng, say nóng, mệt lả ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

18/06/2023 05:45

Mùa hè, trẻ em là đối tượng nhạy cảm, rất dễ bị mệt lả, say nắng, say nóng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ say nắng, say nóng có thể bị hôn mê, thậm chí tử vong.

photo-1686907454197

Cho trẻ bị say nắng uống nước càng sớm càng tốt

Trẻ bị say nắng, say nóng có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, tùy từng khả năng của mỗi người sẽ có các ngưỡng phản ứng của cơ thể để giảm nhiệt độ như: giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi để thích ứng với môi trường xung quanh.

Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi của môi trường nắng nóng sẽ dẫn đến bị mất nước qua mồ hôi dẫn đến tình trạng như:

Sốt cao trên 40 độ C

Buồn nôn và nôn

Da nóng, khô, đỏ

Tăng nhịp tim

Khó thở

Có thể bị ảo giác như nói lắp

Không kiểm soát được hành vi

Co giật hoặc hôn mê

Đau, nhức nhói đầu

Ngoài những triệu chứng trên, trẻ bị say nắng, say nóng có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Mệt lả do nóng ở trẻ có biểu hiện gì?

Ngoài say nắng, say nóng khi nhiệt độ tăng cao cũng khiến trẻ dễ bị mệt lả do nóng. Triệu chứng của mệt lả gồm:

Da lạnh, nhợt nhạt

Ra mồ hôi

Ngất, yếu mệt.

Khi trẻ có dấu hiệu mệt lả, cha mẹ cần sơ cứu ngay lập tức bằng cách:

Gọi bác sĩ ngay lập tức

Đặt trẻ nằm ở nơi mát mẻ, thoáng khí

Cho trẻ uống một ly nước mát mỗi 15 phút cho đến khi trẻ thấy tỉnh táo hơn.

Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của trẻ để điều trị và bù nước. Trên đường đưa trẻ đến cơ sở y tế vẫn tiếp tục cho trẻ uống nước.

Làm gì khi trẻ bị say nắng, say nóng?

Khi trẻ bị say nắng, say nóng, các bậc phụ huynh cần làm những việc sau:

Gọi bác sĩ hoặc xe cấp cứu ngay lập tức

Làm mát cơ thể trẻ càng nhanh càng tốt bằng cách bế trẻ đến chỗ thoáng khí, mát mẻ

Lau mát cho trẻ bằng nước mát và quạt cho trẻ

Nếu trẻ bị hôn mê cần gọi hỗ trợ hồi sức tim phổi ngay

Nếu trẻ còn tỉnh thì cho trẻ uống một ly nước lạnh, sau 15 phút cho trẻ uống tiếp đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn

Trong khi đợi bác sĩ và xe cấp cứu, cha mẹ cần liên tục theo dõi thân nhiệt, tim phổi của trẻ.

Cách tránh mệt lả, say nắng, say nóng cho trẻ em trong mùa hè

Để tránh cho trẻ bị mệt lả, say nắng, say nóng trong mùa hè, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Trời nắng nóng, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng mát, hút mồ hôi, màu sáng, đội nón mũ rộng vành, mũ, kính khẩu trang nếu đi ra ngoài.

- Không cho trẻ vận động cường độ cao và liên tục quá 2 giờ đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời.

- Trẻ cần cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn trong những ngày nắng nóng. Với trẻ lớn hơn cần nhắc trẻ uống nước thường xuyên để tránh mất nước.

- Nếu trẻ vừa ở bên ngoài về không nên cho trẻ vào phòng điều hòa ngay tránh thay đổi đột ngột môi trường của trẻ.

- Bổ sung dinh dưỡng và vitamin đầy đủ để trẻ tăng sức đề kháng.

Theo Sức khỏe và Đời sống

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Say nắng, say nóng, mệt lả ở trẻ em nguy hiểm thế nào?