Các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu.
I. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm
1. Đối với các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý
Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:
- Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo theo quy định tại điểm 3, mục III, phần C của kế hoạch này. Cụ thể người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi hồ sơ, báo cáo, cung cấp đầy đủ, thông tin trung thực về các nội dung lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (danh mục hồ sơ, báo cáo theo phụ lục 01 và 02 của kế hoạch này) và gửi đến cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước ngày lấy phiếu tín nhiệm 20 ngày. Chậm nhất 3 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu phải báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm (nếu có).
- Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày. Các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.
- Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
- Đề xuất ban kiểm phiếu.
Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.
- Bầu ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.
- Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm
- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.
- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp, 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định.
2. Đối với các chức danh cán bộ do HĐND các cấp bầu hoặc phê chuẩn.
Thực hiện theo quy định của Quốc hội.
II. Công khai kết quả phiếu tín nhiệm
1. Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đối với tập thể và cá nhân sau:
- Thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm.
- Cấp có thẩm quyền trực tiếp quản lý cán bộ.
- Cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm.
2. Cách thức công khai kết quả phiếu tín nhiệm
- Công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
- Đối với Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì công khai trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đối với các chức danh do HĐND các cấp bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân biết.
- Đối với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
(Theo Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 23.3.2023 lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh theo Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2.2.2023 của Bộ Chính trị)