Người từ chối 100 triệu đồng nhuận bút

08/08/2009 20:45

Bộ sách dày hơn 2.500 trang,do cô gái trẻ Đào Bạch Liên (SN 1979) chuyển ngữ. Bạch Liên đãkhiến nhiều người bất ngờ khi cô tuyên bố không nhận tiền công dịch đểgóp phần vào việc giảm giá thành bộ sách.


Dịch giả Đào Bạch Liên.

Chuyện hi hữu của làng xuất bản

Thị trường sách Việt Nam vừa xuất hiện bộ truyện võ hiệp "Côn Luân" của tác giả Phượng Ca, do NXB Phụ nữ mua bản quyền của Trung Quốc. Bộsách "Côn Luân" gồm 7 cuốn, giá bìa là 422.000 đồng, ngay lần đầu đãđược in 2.000 cuốn. Theo ông Trần Việt Anh, Phó Giám đốc NXB Phụ nữ,nếu phải trả nhuận bút cho người dịch thì bộ sách sẽ có giá bìa là hơn500.000 đồng. Và theo cách tính nhuận bút thông thường hiện nay, sốtiền nhuận bút của dịch giả trong lần in đầu vào khoảng 100 triệu đồng.

Lâu nay, nhiều tác giả viết hay dịch sách ở Việt Namvẫn kêu nhuận bút thấp, không đủ tái tạo sức lao động. Một số ngườiphàn nàn rằng, sự chậm trả nhuận bút của các đơn vị xuất bản khiến họkhông còn mặn mà với sách. Giữa lúc "thiên hạ" chặt chẽ thế, việc cómột dịch giả trẻ từ chối 100 triệu đồng nhuận bút đã làm cho nhiềungười ngạc nhiên. Giới xuất bản Việt Nam bất ngờ, coi đây là chuyện hi hữu.

Đạidiện NXB Phụ nữ tiết lộ: Trước đây, NXB Phụ nữ chưa xuất bản sách kiếmhiệp. Nhưng trong một lần tiếp xúc, dịch giả Đào Bạch Liên có giớithiệu bộ "Côn Luân". Đầu tư một bộ sách dày hơn 2.500 trang trong bốicảnh ngành xuất bản đang gặp khó khăn, lượng khách hàng giảm sút mà bộsách có giá những 500.000 đồng, nên cần sự cân nhắc thấu đáo. Sau khitìm hiểu kỹ về bộ sách này, NXB đã quyết định mua bản quyền. Bạch Liênkhông chỉ "chia sẻ" với độc giả ở 2.000 bộ sách trong lần in đầu tiênnày, mà cả ở những lần tái bản sau nữa. NXB Phụ nữ cũng đã thực hiệncam kết với dịch giả, là dành toàn bộ số tiền nhuận bút cho việc giảmgiá thành bán lẻ bộ sách.

"Tôi mất 29 tháng để dịch bộ sách này"

Cuốn sách Côn Luân.

Đểhiểu rõ hơn về dịch giả trẻ, chúng tôi đã tìm gặp Đào Bạch Liên và cócuộc trò chuyện ngắn với chị. Lý giải về nguyên nhân dịch bộ truyện,Liên nói: "Tôi đọc truyện võ hiệp từ hồi lớp 3, hồi đó có người bạn ởxóm Đồng Nhân (Hà Nội) cho thuê truyện. Như nhiều người, tôi thích sángtác văn chương, nhưng khác họ là tôi đọc tạp. Ngày bé tôi cũng tập tànhviết lách này nọ, từng gửi bài cho báo Nhi đồng, Hoa Học trò, nhưngthất bại cả. Thành thử, dịch thuật giúp tôi thỏa mộng văn chương theocách riêng. Còn tại sao lại là võ hiệp? Chắc là tại duyên thôi". Vàđiều làm chúng tôi ngạc nhiên là chị biết rất rõ về tác phẩm mình chọndịch. Nói tới tác giả "Côn Luân", chị cho biết, Phượng Ca hiện làm TổngBiên tập tạp chí Kim cổ truyền kỳ - Võ hiệp.

Làmột trong những đại diện tiêu biểu của Tân võ hiệp thế kỷ XXI, PhượngCa khéo léo kết hợp hào khí của kiếm hiệp truyền thống với tinh thầnsáng tạo khoa học trong thời đại nguyên tử. Phượng Ca viết "Côn Luân"trong vòng 3 năm, và in thành sách vào tháng 9 năm 2005. Hơn một nămsau đó, tức tháng 11 năm 2006, tác phẩm được trao giải nhất cuộc thi Võhiệp Kim cổ truyền kỳ do Đại học Bắc Kinh tổ chức. Đào Bạch Liên tâmsự: "Tôi luôn mong muốn có nhiều người đọc. Cách đây hơn hai năm, lúcquyết định xuất bản "Côn Luân", tôi tính làm bộ 7 cuốn với giá 210.000đồng/bộ, tiếc là vật giá leo thang nên ý định không thành. Việc khônglấy tiền dịch lần này cũng là góp phần nào thực hiện mong muốn đó thôi,nhưng vẫn chưa được như ý nguyện. Nhưng dù sao thì giá sách đã giảmnhiều".


(Theo HNM)


(0) Bình luận
Người từ chối 100 triệu đồng nhuận bút