Ngày hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho thanh niên, sinh viên Thủ đô về tình yêu trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Một góc Đảo Đá Lớn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21 - 10, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhphối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức “Ngày hội sinh viên với biển đảo, quêhương” năm 2012, với sự tham gia của gần 1.000 thanh niên, sinh viên trên địabàn Thủ đô.
Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho thanh niên, sinhviên Thủ đô về tình yêu biển đảo, trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo;vun đắp tình cảm, nâng cao trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việcchia sẻ, giúp đỡ và tham gia các hoạt động hướng về đồng bào, chiến sỹ, thanhthiếu nhi nơi biên giới, hải đảo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụcủa tuổi trẻ cả nước trong việc tham gia phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững chủquyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Phát biểu tại lễ khai mạc, anh Trần Thanh Lâm, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngĐoàn cho biết 4 năm qua, chương trình “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quêhương" do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Quânchủng Hải quân tổ chức đã đưa hơn 400 thanh niên, sinh viên, nghệ sỹ, phóngviên, doanh nhân, thầy thuốc trẻ tiêu biểu đến thăm quân và dân huyện đảo TrườngSa, nhà giàn DK1.
Từ các chuyến đi, nhiều nội dung tuyên truyền về biển , đảo vàcác công trình thanh niên có ý nghĩa xã hội to lớn đã được thực hiện như "Góp đáxây dựng Trường Sa", "Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi", "Thắp sáng nhà giànDK", "Nước ngọt cho Trường Sa."...
Trong đó, chương trình "Góp đá xây Trường Sa"đến nay đã nhận được sự đóng góp của hàng chục vạn tập thể, cá nhân, với sốtiền hơn 42 tỉ đồng .
Sau lễ khai mạc, đã diễn ra triển lãm với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ vì biển,đảo quê hương”. Triển lãm trưng bày, giới thiệu 80 bức ảnh, cùng các bài viết,nhật ký, thơ, nhạc của thanh niên, sinh viên, phóng viên đã tham gia “Hành trìnhtuổi trẻ vì biển đảo quê hương" trong 4 năm qua.
“Ngày hội sinh viên với biển, đảo quê hương” còn có nhiều hoạt động phong phú vàý nghĩa như sinh viên viết thư thăm hỏi các chiến sỹ nơi đảo xa.
Chương trìnhchiếu phim “Trường Sa – Góc nhìn người trẻ” với 2 bộ phim “Trường Sa – Thị trấnxanh” và “Trường Sa ơi” do hai nhà báo Diễm Quỳnh và Nghiêm Nhan (Đài Truyềnhình Việt Nam) biên tập và đạo diễn, ghi lại một cách chân thực nhất cảm xúc củanhững người con đất liền được đặt chân đến với Trường Sa…
Trong đó, điểm nhấn làchương trình giao lưu văn nghệ “Nhật ký Trường Sa” như lời tri ân của thanhniên, sinh viên Thủ đô đến các cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tại quần đảo TrườngSa và nhà giàn DK; đồng thời là dịp để các bạn trẻ đã từng đến Trường Sa chia sẻnhững kỷ niệm, cảm xúc của mình.
Nguyễn Cường(TTXVN)