Cùng với lăng Minh Mang, Tự Đức, Khải Định,... lăng Đồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng được mệnh danh là một trong bảy lăng tẩm đẹp nhất ở cố đô Huế.
Sau thời gian trùng tu, lăng vua Đồng Khánh được chính thức mở cửa đón khách tham quan. Thời gian mở cửa bắt đầu từ ngày 30.1.2022.
Lăng vua Đồng Khánh là một công trình cổ quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế, nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và Tự Đức. Lăng tẩm vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn tọa lạc giữa vùng quê tĩnh mịch, thuộc địa phận làng Cư Sĩ, tổng Dương Xuân, ngày nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân thuộc TP Huế
Tư Lăng - nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11.12.1993
Được đánh giá là vị vua vắn số và có thời gian trị vì ngắn ngủi lại đầy biến động của triều Nguyễn nhưng nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh lại không quá cô tịch. Xung quanh Tư Lăng (tên gọi khác của lăng vua Đồng Khánh) là lăng Tự Đức - bác ruột đồng thời cũng là cha nuôi của vua Đồng Khánh.
Khởi hành từ nhà ga Huế, du khách cứ đi theo hướng đường Bùi Thị Xuân, sau đó rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa. Từ đây du khách sẽ nhìn thấy lăng Tự Đức. Sau đó tiếp tục đi thêm khoảng hơn 100m, để ý nhìn về hướng tay trái sẽ thấy tấm bảng chỉ dẫn đường vào lăng tẩm vua Đồng Khánh. Dù hiện tại tấm bảng hơi mờ và khó đọc, nhưng chú ý một chút sẽ dễ dàng nhận ra
Họa tiết rồng tuyệt đẹp ở những chậu cây
Nếu được hỏi du lịch Huế mùa nào đẹp nhất và thuận tiện nhất thì rất nhiều du khách sẽ trả lời là vào khoảng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 4
Không gian nội điện được trùng tu với sơn son thiếp vàng
Vua Đồng Khánh, tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện. Ông nguyên là con nuôi của vua Tự Đức, tại vị từ năm 1885 đến 1889, là vị hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam
Khi vua mất năm 25 tuổi vẫn chưa kịp xây lăng mộ cho mình. Vì vậy khi vua Thành Thái nối ngôi đã dùng ngôi điện đang xây dang dở trước đó làm nơi thờ vua cha Đồng Khánh và chọn khu đất phía Tây Nam, cách đó khoảng 100m để an táng ông
Con đường phía sau lăng được lát gạch lại đẹp miên man
Tuy nhiên, hầu hết các công trình kiến trúc ở lăng Đồng Khánh hiện tại đều xây dựng dưới thời vua Khải Định. Cụ thể là sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định đã giao cho Bộ Công lo việc tu sửa lăng gồm Bái đình, hai hàng tượng văn, võ quan viên và voi ngựa, công cuộc lát gạch giữ sân chầu hay xây lan can chung quanh và dựng cửa Nghi Môn ở mặt trước lăng
Kế đó là các công trình như tấm bia bằng đá Thanh dựng ở Bi đình, điện Ngưng Hy và khu vực nhà cửa phụ thuộc công trình cũng được trùng tu thêm
Tóm lại công việc xây dựng và sửa chữa, xây thêm các công trình mới ở lăng tẩm của vua Đồng Khánh đã kéo dài suốt 35 năm và trải qua 4 đời vua khác nhau, từ đời Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân đến Khải Định
Về mô thức kiến trúc chung thì lăng vua Đồng Khánh không khác gì các lăng vua Nguyễn trước đó như lăng Minh Mạng, Tự Đức. Về cấu trúc chính thì ở cả hai khu vực lăng và tẩm có khoảng 20 công trình lớn nhỏ với mật độ tương đối dày đặc. Lăng vua quay về hướng Đông - Đông Nam, lấy núi Thiên Thai, đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km làm tiền án, ngay trước mặt có đào ao hồ bán nguyệt để hợp thành yếu tố “minh đường”
Công trình chính có giá trị cao và nổi bật nhất về mặt kiến trúc, hội họa, trang trí ở lăng Đồng Khánh chính là điện Ngưng Hy. Ban đầu, nơi đây là một tòa nhà kép xây theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế truyền thống, nhưng khác biệt ở chỗ phần sau lại được gia tăng thêm một nhà thứ ba, nhà hậu. Toàn bộ khu vực điện có ba hệ thống vì kèo, được ghép lại với nhau theo hình chữ “tam”, có thêm hai hệ thống máng xối ở giữa
Thơ trên di sản cũng là một nét độc đáo ở Lăng Đồng Khánh mà không phải lăng nào ở Huế cũng có
Có thể nói lăng vua Đồng Khánh là công trình mang tính sáng tạo, thử nghiệm ở buổi đầu của thời kỳ du nhập kiến trúc hiện đại từ phương Tây. Lăng tẩm vị vua thứ chín triều Nguyển có sự pha trộn đặc biệt giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Một số chi tiết trang trí còn đưa đưa yếu tố bình dân vào nghệ thuật xây dựng cung đình. Tất cả làm nên kiến trúc tương đối hài hòa với cảnh quan nông thôn xung quanh, bên cạnh lối xây dựng truyền thống
Theo VOV