Đến chiều tối 28.7, toàn huyện Nam Sách đã bố trí được 63 xe vận chuyển hàng hóa các loại.
Hàng hoá từ bên ngoài huyện Nam Sách sẽ được vận chuyển đến các chốt kiểm soát dịch bệnh. Tại đây sẽ có lực lượng vận chuyển hàng vào bên trong
Từ trưa 28.7, các địa phương ở huyện Nam Sách đã đồng loạt lập chốt kiểm soát và triển khai các biện pháp cứng rắn với phương châm “nội bất xuất, ngoại bất nhập” nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan.
Người dân và phương tiện từ các nơi khác không được vào địa bàn huyện, trừ những trường hợp đặc biệt phục vụ công tác phòng chống dịch. Điều này sẽ gây ra những khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Nhân dân trong huyện, nhất là ở những nơi phong tỏa, cách ly lo lắng không biết các sản phẩm nông nghiệp đến kỳ thu hoạch sẽ tiêu thụ thế nào.
Về vấn đề này, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Sách Mạc Văn Tuấn cho biết hàng hóa nói chung, nông sản của bà con nói riêng vẫn tiêu thụ như bình thường song phải bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. Huyện đã có phương án vận chuyển hàng hóa từ bên ngoài vào địa phương và ngược lại.
Đối với việc vận chuyển hàng hóa từ bên ngoài vào địa bàn huyện, xe chở hàng được phun khử khuẩn tại chốt kiểm soát dịch bệnh. Chủ hàng, lái xe phải kê khai thông tin về phương tiện, nguồn gốc các loại mặt hàng. Xe vận chuyển hàng hóa đến chốt kiểm soát dịch tại các thôn, khu dân cư. Tại đây, địa phương sẽ bố trí lực lượng vận chuyển hàng hóa vào trong thôn, khu dân cư.
Đối với những xã, thị trấn bị cách ly, phong tỏa thì xe chở hàng hóa sẽ di chuyển đến chốt kiểm soát dịch cấp xã. Lực lượng trong chốt sử dụng xe vận chuyển nội bộ của địa phương để vận chuyển hàng hóa vào bên trong.
Đối với hàng hóa vận chuyển từ bên trong huyện Nam Sách ra ngoài được thực hiện ngược lại với quy trình tương tự.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Nam Sách đã đề nghị tỉnh trước mắt cấp cho huyện 2 xe để vận chuyển hàng hóa. Những ngày tiếp theo, nếu dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ đề nghị cấp cho 2 xã một xe. Đến chiều tối 28.7, toàn huyện đã bố trí được 63 xe vận chuyển hàng hóa các loại.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Sách, địa phương hiện có 2.517 lồng nuôi cá trên sông và 45.000 con gia súc, gia cầm cho thu hoạch luân phiên. Toàn huyện không có vùng trồng rau màu lớn.
Nam Sách xây dựng phương án cung ứng hàng hóa đến tận thôn ở 9 xã không có chợ Chợ thị trấn Nam Sách giờ chỉ phục vụ người dân thị trấn Mặc dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng các chợ nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, có ban quản lý vẫn sẽ được huyện Nam Sách cho phép hoạt động nhưng phải bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.Qua tìm hiểu, toàn huyện hiện có 10 chợ thường xuyên hoạt động ở 10 xã, thị trấn. Chợ thị trấn Nam Sách là chợ trung tâm của huyện, có diện tích lớn nhất, rộng hơn 8.509 m2. Trong số 10 chợ thường xuyên hoạt động, chợ Hóp ở xã Nam Hồng đã bị phong tỏa, tạm dừng hoạt động từ tối 27.7 do có bệnh nhân 114265 từng tạm trú và bán hàng ăn tại đây. 9 xã ở huyện này không có chợ gồm: An Lâm, Đồng Lạc, Minh Tân, Hồng Phong, An Sơn, Hiệp Cát, Nam Chính, Nam Tân, Quốc Tuấn. Từ trưa 28.7, huyện Nam Sách lập chốt nhằm bảo đảm giãn cách giữa các địa phương. Người dân được khuyến cáo hạn chế đến mức thấp nhất việc đi ra ngoài. Do thị trấn Nam Sách bị phong tỏa nên chợ trung tâm của huyện giờ chỉ phục vụ người dân thị trấn. Các chợ khác vẫn hoạt động nhưng chỉ phục vụ người dân địa phương. Huyện Nam Sách đã xây dựng phương án cung ứng hàng hóa đến tận các thôn, khu dân cư. Khi nhân dân có nhu cầu, chính quyền sẽ liên hệ để các nhà cung cấp vận chuyển đến. |
PV