Gần 80% số cơ sở sản xuất làng nghề không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất

12/07/2022 08:27

Số liệu từ Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương được Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XVII.

>>> [Truyền hình trực tuyến ] Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XVII thảo luận và chất vấn tại hội trường

>>> Gần 80% số cơ sở sản xuất làng nghề không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất
>>>
Số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng
>>>Một số xã sau sáp nhập nợ xây dựng cơ bản lớn, chưa có phương án xử lý
>>> Xây dựng nội lực cho Hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu phát triển mạnh mẽ


Tháng 3.2022, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát chuyên đề về công tác quản lý nhà nước tại làng nghề (ảnh tư liệu)

Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có 66 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động nông thôn với thu nhập trung bình từ 4 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Các làng nghề sau khi được công nhận cơ bản đã duy trì hoạt động và phát triển tốt, được quan tâm hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, máy móc từ nguồn vốn của chương trình khuyến công địa phương và khuyến công quốc gia cho các cơ sở sản xuất; tư vấn xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì xây dựng danh mục dự án phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn phát triển làng nghề giai đoạn 2021 -2025 bao gồm 30 dự án phát triển ngành nghề nông thôn với tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng và 3 dự án bảo tồn và phát triển làng nghề với tổng mức đầu tư 7,5 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, một số ngành nghề thủ công đã và đang dần bị mai một, có nguy cơ thất truyền; số lượng nghệ nhân tài hoa còn rất ít, chủ yếu là lao động phổ thông. Quy mô sản xuất của các làng nghề còn nhỏ, manh mún, chủ yếu mang tính tự phát, phục vụ tiêu dùng của dân cư trong khu vực. Gần 80% số cơ sở không đủ vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu nguyên liệu tại chỗ, vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu ban hành Đề án tổng thể về khôi phục và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh với mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.

PHONG TUYẾT

(0) Bình luận
Gần 80% số cơ sở sản xuất làng nghề không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất