Lên kế hoạch tổ chức Tết Trung thu cho gia đình cũng giống như tổ chức một bữa tiệc tối, sau đó là một buổi dã ngoại buổi tối ngoài trời.
1. Chọn một địa điểm để tổ chức
Một số gia đình ăn bữa tối sum họp tại một nhà hàng địa phương trước khi quay trở lại “sân sau” để thưởng thức bánh và trà. Tuy nhiên với tình hình hiện tại, cách tốt nhất để vừa có một Tết Trung thu sung túc đoàn viên, vừa để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, chúng ta nên tổ chức đón Trung thu “tại gia”.
2. Mua hoặc tự làm bánh Trung thu
Bạn sẽ muốn cầm trên tay những chiếc bánh Trung thu để làm quà cho bạn bè và người thân, cũng như thưởng thức trong lễ kỷ niệm của chính mình... Bánh Trung thu thường được tặng trong hộp bốn chiếc, hoặc bạn có thể tự làm bánh Trung thu với những hình dáng độc đáo để làm quà tặng và để thưởng thức. Theo truyền thống, bạn có thể mua 13 chiếc bánh Trung thu cho lễ kỷ niệm của gia đình mình để mang lại may mắn cho cả năm âm lịch.
Đèn lồng và nến là những vật dụng chính bạn sẽ cần. Đèn lồng vừa là một vật trang trí tuyệt vời vừa là một món đồ chơi vui nhộn của trẻ em. Hãy tưởng tượng bạn đặt những chiếc đen lồng xung quanh nhà bạn để đón một dịp Tết Trung thu bạn sẽ cảm nhận được một không gian ấm cúng đến lạ thường. Ngày nay, mọi người đã hạn chế sử dụng đèn lồng bằng giấy, thay vào đó họ sử dụng những bóng đèn led và những hình dáng đèn lồng được thiết kế bằng nhựa để trang trí, vừa hiện đại mà tránh được những tình huống xấu xảy ra.
4. Lên kế hoạch và mua sắm cho bữa tối Tết Trung thu
Thực đơn bữa tối thường bao gồm 5, 7 hoặc 9 món ăn mang ý nghĩa biểu tượng như gà nguyên con, thịt lợn quay, cá, rau và cơm. Ngoài bánh Trung thu, bánh ngọt, trà, các loại thực phẩm phổ biến nhất để đưa vào bàn vinh danh Tết Trung thu của bạn là các loại trái cây hình tròn như táo, bưởi, lê châu Á, nho, đào và dưa. Giống như vạn vật Tết Trung thu, hình tròn như trăng rằm tượng trưng cho gia đình đoàn kết, sum vầy.
5. Chuẩn bị bữa tối Tết Trung thu
Nhiều món ăn lễ hội truyền thống, chẳng hạn như thịt lợn quay, đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng hoặc ướp qua đêm. Với nhiều việc phải làm vào ngày Tết Trung thu, bạn cũng sẽ thấy hữu ích khi chuẩn bị trước mọi món ăn nguội để tiết kiệm năng lượng. Ví dụ: nếu bạn định đặt bất kỳ món nào trong bữa tối của mình như vịt quay, thì bạn cũng nên đặt mua những món này trước.
6. Trang trí và bày đồ ăn
Bàn danh dự có thể là một chiếc ghế dài nhỏ cùng với một chiếc bàn thân yêu trong căn bếp, trên sân thượng hoặc một địa điểm trong nhà mà bạn yêu thích. Vấn đề quan trọng là có một nơi tổ chức tốt đẹp để sắp xếp bánh Trung thu, đồ ngọt, trái cây, trà và các lễ vật nghi lễ của bạn. Bạn cũng nên tìm một vị trí đẹp để treo đèn lồng để phòng khi chúng bị con bạn chạm tới.
Đón Tết Trung thu bằng cách ăn tối cùng gia đình rồi tụ tập bên ngoài dưới ánh trăng rằm nhâm nhi tách trà, ăn bánh Trung thu và chia sẻ những câu chuyện. Để phù hợp với câu chuyện theo truyền thống, đây là thời gian để ngắm nhìn mặt trăng, hồi tưởng về các thành viên trong gia đình đã qua đời và nhớ đến những người thân yêu ở xa. Trẻ em được phép thức khuya và diễu hành xung quanh với những chiếc đèn lồng của chúng. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để thế hệ lớn tuổi chia sẻ với trẻ em về những câu truyện ngày xưa.
8. Xem Chương trình Trung thu
Ngoài việc rước lồng đèn, ăn tối và nghe kể chuyện thì một điều không thế thiếu cho các bé thiếu nhi là việc xem các Chương trình Trung thu trên Ti vi. Nếu như mọi năm, Trung thu là lúc chúng được ra ngoài đi chơi cùng bố mẹ, được mua quần áo mới, được đi ăn nhà hàng sang trọng và được đi xem trình diễn Trung thu thì năm nay chúng lại phải đón Trung thu tại nhà. Do đó, những chương trình Tivi là điều rất thích thú đối với bọn trẻ.
9. Gọi điện cho những thành viên xa nhà
Tết Trung thu cũng là dịp đặc biệt để gửi những lời chúc hoặc dành thời gian cho những người thân phải sống xa nhà. Gửi tới họ những lời chúc sức khỏe như đầu năm mới hoặc những lời yêu thương để họ cũng có thể đón Tết Trung thu một cách vui vẻ và hạnh phúc.
Theo VOV