24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng của chiến sự tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Vòng đàm phán thứ 4 giữa Nga và Ukraine
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, đồng thời là thành viên đoàn đàm phán của Ukraine, cho biết vòng đàm phán thứ tư giữa Nga và Ukraine diễn ra vào ngày 14.4 theo hình thức trực tuyến. Theo ông Podolyak, các bên thảo luận về hòa bình, lệnh ngừng bắn, rút quân ngay lập tức và đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, vòng đàm phán này rất khó khăn. Sau đó trên Twitter, ông Podolyak thông báo vòng đàm phán thứ tư giữa hai nước đã tạm dừng và sẽ được nối lại vào ngày 15.3.
Các quan chức Nga và Ukraine tham gia cuộc đàm phán lần hai tại khu vực Brest, Belarus, ngày 3.3
Ukraine tiết lộ mục tiêu chính trong các cuộc đàm phán: Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, mục đích của phái đoàn đàm phán Ukraine trong các cuộc đối thoại với Nga là đạt được sự đảm bảo chắc chắn rằng tiến trình này sẽ hoạt động và cố gắng sắp xếp một cuộc đối thoại giữa ông với Tổng thống Nga Putin.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine bất chấp cảnh báo của Nga: Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 13/3 (giờ Mỹ) cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bất chấp những tuyên bố của Nga rằng các đoàn vận chuyển vũ khí phương Tây sang Ukraine là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
Cùng ngày, ông Sullivan cũng lên tiếng cảnh báo NATO sẽ đáp trả nếu có bất cứ cuộc tấn công nào xảy ra trên lãnh thổ NATO, cho dù là cố ý hay vô tình, sau khi Nga tấn công một căn cứ quân sự ở Ukraine, gần biên giới với Ba Lan. Liên quan đến vụ tấn công này, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã gọi đó là “ngày đen tối”. Theo ông Zelensky, Nga đã nã 30 quả rocket vào căn cứ quân sự Yavoriv - nơi cách biên giới Ba Lan chưa đầy 25 km. Vụ tấn công khiến 35 người thiệt mạng và 134 người khác bị thương.
Nga tấn công căn cứ quân sự lớn tại thành phố Lviv của Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, đã sử dụng vũ khí tầm xa, phá hủy được một lượng lớn vũ khí do nước ngoài cung cấp cho Ukraine được cất giữ tại căn cứ, đồng thời tiêu diệt được 180 lính đánh thuê tại đây. Được biết, căn cứ Trung tâm gìn giữ hòa bình và an ninh Quốc tế chỉ cách Ba Lan 25km, trước đây diễn ra các hoạt động huấn luyện quân sự của NATO. Tuy nhiên, trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, NATO đã kịp rút lực lượng khỏi căn cứ này.
Máy bay Su-25 của Nga trúng tên lửa Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga ngày 14.3 cho biết, phi công Su-25 của Nga đã tìm cách hạ cánh thành công sau khi trúng tên lửa của Ukraine.
May bay Su-25
“Trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, một máy bay tấn công Su-25, hoạt động cùng một máy bay khác, đã trúng tên lửa từ hệ thống phòng không di động của lực lượng Ukraine”.
Ukraine thảo luận với Hội đồng châu Âu về biện pháp trừng phạt Nga: Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 13.4 cho biết, ông đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ tài chính cho Ukraine, lệnh trừng phạt đối với Nga và khả năng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Trong một diễn biến liên quan, Pháp cho biết Ủy ban đại diện thường trực của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) sẽ hoàn thiện và thông qua gói trừng phạt mới đối với Nga trong ngày 14.3.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tham gia trừng phạt Nga: Hôm 13.3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, nước này sẽ không tham gia vào các lệnh trừng phạt mà một số quốc gia phương Tây đã áp đặt lên Nga về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Chúng tôi tin rằng các lệnh trừng phạt sẽ không giải quyết được vấn đề. Đóng cửa không phận ư? Theo Công ước Montreux, chúng tôi không có quyền đóng cửa không phận. Đây là những điều thuộc về nghĩa vụ pháp lý”, ông Cavusogl nói khi được hỏi về lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảnh báo nguy cơ thế chiến 3: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 14.3 cảnh báo, sự can thiệp của NATO vào cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ El Pais của Tây Ban Nha, ông Charles Michel cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để không làm leo thang cuộc xung đột. Nga là một cường quốc hạt nhân. Chúng tôi nhận thức rõ rằng nếu cuộc xung đột này biến thành cuộc xung đột của NATO chống lại Nga thì chúng ta sẽ rơi vào thế chiến 3”.
Binh sĩ Ukraine
Đức ngừng công bố thông tin cung cấp vũ khí cho Ukraine: Ngày 14.3, Đức tuyên bố sẽ ngừng thông báo công khai việc cung cấp vũ khí cho Ukraine vì các lý do an ninh trong bối cảnh Nga đang tiến hành hoạt động quân sự tại Ukraine.
“Để tránh rủi ro an ninh, sẽ không có thêm bất cứ cuộc thảo luận nào về việc cung cấp vũ khí cũng như loại vũ khí được chuyển giao cho Ukraine”, người phát ngôn của chính phủ Đức Wolfgang Buechner cho biết khi trả lời câu hỏi của báo chí về việc liệu Berlin có tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không nếu chúng trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng Nga.
Theo VOV