WHO vừa kêu gọi nỗ lực tiêm chủng “có mục tiêu hơn” nhằm đảm bảo những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới đều được tiêm phòng.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng bùng phát trở lại tại nhiều nước châu Âu,Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không chỉ là có bao nhiêu người được tiêm chủng, mà điều quan trọng chính là ai được tiêm và đảm bảo các mũi tiêm được áp dụng đúng những đối tượng cần nhất. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu tiêm các liều tăng cường cho những người trưởng thành khỏe mạnh hay tiêm chủng cho những đối tượng nguy cơ thấp, trong khi các nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm nguy cơ cao khác trên thế giới vẫn đang chờ đợi chỉ để được tiêm mũi đầu tiên.
Ảnh minh họa: Reuters
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý rằng, mỗi ngày, số lượng thuốc cho tiêm tăng cường được sử dụng trên toàn cầu nhiều gấp sáu lần so với liều lượng chính để bao phủ vaccine ở các nước thu nhập thấp.
Michael Ryan, giám đốc WHO phụ trách các trường hợp khẩn cấp cũng khẳng định, nỗ lực tiêm chủng trúng đích hơn cần được thúc đẩy ở các nước giàu, nơi nhiều người vẫn còn tư tưởng bài vaccine. Quan chức này cảnh báo, hệ thống y tế ở các quốc gia có tỷ lệ dân số tiêm vaccine cao có thể nhanh chóng chịu áp lực nếu những nhóm dân số dễ bị tổn thương chưa được tiêm chủng. Ông Ryan còn viện dẫn nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy một người không tiêm phòng có nguy cơ tử vong trong do đại dịch Covid-19 cao hơn 32 lần so với một người đã được tiêm phòng để cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine để phòng bệnh.
Theo VOV