Vì sao giá vàng thế giới sẽ vẫn tiếp tục tăng?

02/06/2010 15:44

Mạng tin Dự báo Thị trường (Anh) ngày 1-6 có bàiphân tích về thị trường vàng thế giới. Giá vàng tại thời điểmhiện nay đã tăng gấp bốn lần so với năm 2001 và đạt mức cao kỷ lục 1.250USD/ounce hôm 14-5 vừa qua.


Vàng lập kỷ lục mới?

Một cuộc thăm dò dư luận gần đây đối với 75 chuyên gia trên thị trườngvàng do tạp chí Real Money Perspectives thực hiện cho thấy hầu hết những ngườiđược phỏng vấn cho rằng giá vàng sẽ vượt mức 1.500 USD/ounce trong tương laikhông xa, và sau đó sẽ là ngưỡng 2.000 USD/ounce.

Thậm chí một số tổ chức thận trọng hơn trong dự báo giá vàng cũng đưa ramức dự báo tăng so với hiện nay. Tháng trước, tập đoàn Goldman Sachs đã giảm dựbáo triển vọng giá vàng thế giới năm 2011 từ 1.425 USD/ounce xuống còn 1.350USD/ounce, tăng 100 USD/ounce so với mức đỉnh giữa tháng 5 vừa qua.

Không khó để hiểu tại sao nhiều chuyên gia dự báo giá vàng tăng. Cuộckhủng hoảng nợ công ở châu Âu với các nạn nhân đầu tiên là Hy Lạp, Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Ireland và Italy - những nước được gọi tắt là PIIGS - đã chất gánhnặng lên đồng euro và làm suy giảm lòng tin đối với hệ thống ngân hàng châu Âu.Trên thực tế, sự tồn tại của đồng euro - vốn đã giảm xuống dưới mức 1,25USD/euro - có thể gặp nguy hiểm.

Các nhà đầu tư đang lao đến vàng như một điểm trú chân trong cơn bão tàichính ở châu Âu. Và do đồng euro là đồng tiền dự trữ của nhiều quốc gia, giá trịđồng tiền này giảm khiến giá vàng giao dịch bằng đồng euro tăng lên. Hai yếu tốnày sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng cho đến khi các vấn đề nền tảng ở châu Âu đượcgiải quyết.

Tuy nhiên, còn một số nhân tố khác cũng tác động đến biểu đồ giá vàng, vàhầu hết trong đó theo hướng đẩy mũi tên đi lên.

Cán cân cung cầu

Nguồn cung vàng trên Trái Đất là hữu hạn, và việc khai thác kim loại quýnày ngày càng trở nên khó khăn đã khiến cung ngày càng khó bắt kịp với cầu, nhấtlà khi các quốc gia sản xuất vàng hàng đầu đang cạn kiệt dần tài nguyên. Chẳnghạn, hồi đầu thế kỷ này Nam Phi cung cấp tới 74% lượng vàng khai thác trên thếgiới, song vào thời điểm này con số này giảm xuống còn 19%.

Ước tính tổng khối lượng vàng dự trữ đã qua chế biến của thế giới hiện ởmức 160.000 tấn. Mỗi năm lại có thêm 2.400 tấn nữa được bổ sung, tương đương vớimức tăng 1,7% - thấp hơn nhiều so với mức tăng của cầu (mặc dù vàng tái chế,chiếm khoảng 30% tổng cung vàng bổ sung hàng năm, đã giảm bớt phần nào sự thiếucân đối cung-cầu này).

Tổng cầu trên thị trường vàng hiện đang vượt tổng cung khoảng 1%/năm, vàmức chênh này đang gia tăng. Một phần là do sự ra đời của các quỹ đầu tư ETF(exchange-traded funds) dùng vàng để bảo hiểm cho cổ phiếu đầu tư.

Điển hình là ba quỹ ETF lớn nhất kiểu này là SPDR Gold Trust, iShares GoldTrust và ETFS Physical Swiss Gold Shares hiện nắm giữ gần 1.400 tấn vàng, chiếmhơn một nửa sản lượng hàng năm của thế giới. Đây không phải là một cơ sở để giávàng đi lên trong tương lai, nhưng là một cái phanh hãm mỗi khi thị trường vàngđi xuống.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường vàng cũng đáng lưuý. Do nền kinh tế yếu kém và khó khăn tài chính, nhu cầu mua sắm vàng của ngườitiêu dùng đang ở mức thấp cách đây một thập kỷ.

Tuy nhiên, tình hình đã bắt đầu thay đổi. Hôm 26/5 vừa qua Hội đồng VàngThế giới thông báo nhu cầu vàng tiêu dùng ở Ấn Độ đã tăng lên 193,5 tấn trongquý 1, tăng gần 700% so với cùng kỳ năm trước.

Do nhu cầu vàng tiêu dùng tăng - cả với mục đích dự phòng lẫn mục đích làmtrang sức - vàng tự thân đã có lý do lên giá. Với tình hình bất ổn tài chính tiếptục diễn tiến, giới đầu tư buộc phải tìm các biện pháp đối phó.

Hầu như mọi chuyên gia tư vấn tài chính đều khuyên các nhà đầu tư chuyểnmột phần tài sản, từ 5% đến 20% sang vàng. Đây là một yếu tố nữa đẩy giá vànglên.

Nhân tố lạm phát

Như trên đã nói, đồng euro liên tục mất giá trong thời gian gần đây, nhưngnó không phải là đồng tiền duy nhất rơi vào tình trạng này. Nhiều nhà phân tíchcho rằng các biện pháp kích thích nhằm vực nền kinh tế ra khỏi suy thoái do cácchính phủ đưa ra, do quá trình tư vấn và thực hiện yếu kém, cuối cùng sẽ khiếncác đồng tiền của họ mất giá.

Chẳng hạn, với số nợ khoảng 13.000 tỷ USD hiện nay, ngay cả với lãi suấtthấp do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ đang tìm cách duy trì, Washington vẫn phảitrả 224 tỷ USD tiền lãi trong năm nay.

Con số này sẽ tăng lên trong tương lai do chi tiêu và lãi suất đều tăng.Tình trạng này khiến nhiều nhà kinh tế bi quan cho rằng đồng USD sẽ dần dần mấtgiá trị, khiến vàng trở thành vật trao đổi duy nhất được chấp nhận.

Một cách nhìn khác đối với sự mất giá của tiền tệ đó là lạm phát - nhân tốluôn khiến biểu đồ giá vàng đi lên. Chuyên gia Hutchinson thuộc trang webMoneyMorning.com cho rằng nếu tính yếu tố lạm phát, đỉnh giá vàng 875 USD/ouncevào năm 1980 tương đương với mức giá 2.300 USD hiện nay. Hơn nữa, nếu tính cảyếu tố tăng trưởng kinh tế (từ năm 1980 đến nay đã tăng sáu lần), thì mức giá đótương đương với mức 5.300 USD/ounce.

Một yếu tố nữa là các ngân hàng trung ương, đối tượng giao dịch lớn nhấttrên thị trường vàng thế giới. Với tư các là cơ quan quản lý tiền tệ cho mộtquốc gia, họ phải mua bán vàng nhằm chống lưng cho đồng nội tệ và thực hiện cácgiao dịch thương mại toàn cầu. Trong hai thập kỷ qua, các ngân hàng trung ươngliên tục bán vàng ra nhiều hơn mua vào. Nhưng thực tế này đã thay đổi trong nămqua.

Kể từ đầu năm 2009, các ngân hàng trung ương ở những nền kinh tế đang nổibắt đầu nhập ròng vàng. Chẳng hạn Ấn Độ mua 200 tấn vàng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) vào cuối năm ngoái, đưa dự trữ vàng chiếm 6% tổng dự trữ ngoại tệ.

Trong khi đó, Trung Quốc liên tục là nước nhập ròng vàng trong vòng năm nămqua, đưa dự trữ vàng của nước này từ 600 tấn lên 1.054 tấn. Nước này sẽ còn phảitiếp tục tăng lượng vàng dự trữ nếu như muốn thế giới chấp nhận đồng nhân dân tệlàm đồng tiền thanh toán quốc tế.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vì sao giá vàng thế giới sẽ vẫn tiếp tục tăng?