Về Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

03/12/2010 00:00

Hỏi: Quy định về hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (HĐNLĐTT)?

Trả lời: Điều 37 luật quy định, hồ sơ đăng ký HĐNLĐTT bao gồm:

1. Văn bản đăng ký HĐNLĐTT;

2. Bản sao HĐNLĐTT, có bản dịch bằng tiếng Việt;

3. Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động thực tập;

4. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 điều 34 của luật này.

Hỏi: Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có những quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời: Điều 38 luật quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề như sau:

1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:
a) Ký kết HĐNLĐTT với cơ sở tiếp nhận thực tập; ký kết hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với người lao động trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

b) Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về điều kiện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở đào tạo dạy ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

c) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

d) Phối hợp với cơ sở tiếp nhận thực tập giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

đ) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

e) Bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với người lao động theo quy định của pháp luật;

h) Giải quyết quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

i) Định kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 (Còn nữa)

Xem từ số báo ra ngày 24-11-2010



(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Về Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài