"Trăng máu hải ly" huyền ảo xuất hiện tại Việt Nam vào tối 8.11

07/11/2022 16:04

Nguyệt thực toàn phần – "trăng máu hải ly" – xuất hiện và có thể quan sát từ Việt Nam vào chiều tối 8.11.

Trăng máu - tức nguyệt thực toàn phần - sẽ diễn ra vào đêm trăng tròn tháng 11. Năm 2022, nguyệt thực toàn phần xuất hiện vào tối 8.11 theo giờ Việt Nam. Theo cách gọi của các nước phương Tây, trăng tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly". Do vậy, nguyệt thực toàn phần tối 8.11 sẽ tạo nên một khung cảnh "trăng máu hải ly" kỳ ảo.

Nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 8 giờ 10 (giờ GMT) và sẽ kết thúc vào khoảng 11 giờ 49 (giờ GMT) khi mặt trăng một lần nữa xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian nguyệt thực toàn phần xuất hiện ngắn hơn, sẽ kéo dài từ 9 giờ 17 (giờ GMT) đến 10 giờ 42 (giờ GMT).

Theo trang Space, "trăng máu hải ly" có thể nhìn thấy ở nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương, với vùng tâm điểm chếch về phía cực Bắc.

Nguyệt thực toàn phần – “trăng máu hải ly” – có thể quan sát từ Việt Nam vào chiều tối 8/11.

Nguyệt thực toàn phần – “trăng máu hải ly” – có thể quan sát từ Việt Nam vào chiều tối 8.11.

Theo định vị của Time and Date tại Việt Nam, các tỉnh phía Bắc và một phần miền Trung sẽ quan sát "trăng máu hải ly" ở cấp độ thứ 3, với toàn bộ quá trình là nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ sẽ quan sát ở cấp độ thứ tư, bao gồm một giai đoạn toàn phần và một giai đoạn nguyệt thực một phần.

Theo định vị của Time and Date tại Hà Nội, người dân sẽ quan sát "trăng máu hải ly" từ 17 giờ 12 ngày 8.11, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 59, kết thúc lúc 20 giờ 56.

Định vị tại TP Hồ Chí Minh cho thấy người dân sẽ bắt đầu quan sát "trăng máu hải ly" từ 17 giờ 22 ngày 8.11, đạt cực đại vào 17 giờ 59, kết thúc lúc 20 giờ 56.

Như vậy, người dân Việt Nam có thể quan sát "trăng máu hải ly" trọn vẹn nhất ngay vào thời điểm hoàng hôn, nơi các yếu tố quang học trong bầu khí quyển tạo nên "ảo ảnh mặt trăng" khiến trăng to và huyền ảo hơn.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi mặt trăng đi vào hình chóp bóng của trái đất, đối diện với mặt trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với trái đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ (cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ) do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn.

Không giống như nhật thực - chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực nào đó tương đối nhỏ trên thế giới - nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái đất.

Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của mặt trăng.

Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Theo Sức khỏe và Đời sống

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    "Trăng máu hải ly" huyền ảo xuất hiện tại Việt Nam vào tối 8.11
    ss