Hiện chưa thể khẳng định mây phóng xạ sẽ tới Việt Nam, do đó cần phải tiếp tục chú ý theo dõi sát hướng di chuyển của đám mây phóng xạ này.
Mô phỏng di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1
tại Vùng Đông Nam Á ngày 23, 24-3. Nguồn: MOST
Ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân cho biết, hiện chưa thể khẳng định mây phóng xạ sẽ tới Việt Nam.
Thông tin trên được ông Nhân đưa ra ngày 24-3, khi trả lời phóng viên về dự báo của một số nhà khoa học Na Uy về khả năng phóng xạ sẽ lan tới Việt Nam vào 25-3.
Các nhà khoa học Na Uy đưa ra nhận định qua việc tính toán trên cơ sởkhí tượng trong một thời gian nhất định. Và thời tiết thì có thể thayđổi bất cứ lúc nào.
Theo ông Nhân, hiện tại hướng gió đã có sự thay đổi. Do đó cần phải chúý cập nhật thông tin thường xuyên vì khí tượng có thể thay đổi theothời gian.
Chiều tối 23-3, Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạtnhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ra thông báo, chưaphát hiện được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam.
Tuy vậy, các trạm quan trắc của Việt Nam cũng đã chuẩn bị sẵn sàng đểcó thể cảnh báo sớm mức độ phóng xạ trong các đám mây khi chúng tớiViệt Nam.
Về phía ngành khí tượng, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dựbáo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hướng gió ở các tầng làkhác nhau. Ở tầng trung và cao, khả năng mây phóng xạ đến Việt Nam rấtít.
Ông Hải cũng nhận định, theo hướng gió thì trong khoảng 1-2 tuần nữa,các đám mây phóng xạ chưa có khả năng ảnh hưởng tới Việt Nam.
(Nguồn: TTXVN)