Trên thực tế, khoảng 80% hoặc nhiều hơn các quyết định và hành động của con người xuất phát từ cảm xúc.
Tuy nhiên, yếu tố này cũng là phần khó kiểm soát nhất vì suy nghĩ thường phức tạp, khó đoán và đôi lúc hỗn loạn khi phải xử lí quá nhiều thông tin. Bằng cách tuân theo những thói quen hàng ngày được liệt kê trong bài viết dưới đây, bạn sẽ phát triển chỉ số trí tuệ cảm xúc và kiểm soát suy nghĩ và cuộc sống của mình hiệu quả hơn.
Viết nhật ký
Việc thường xuyên viết ra những suy nghĩ và cảm xúc sẽ mang lại lợi ích cho trí tuệ cảm xúc của một cá nhân. Viết nhật ký cũng là một hành động chăm sóc bản thân, giúp thúc đẩy sự sáng tạo và tự nhận thức. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những lời nhắc về những hoạt động và suy nghĩ trong ngày có thể khiến một người kiểm soát bản thân tốt hơn vào ngày hôm sau. Mặc dù không có quy tắc chính xác cho việc ghi nhật ký, nhưng hãy tạo thói quen đó hàng ngày và tạo ra một quá trình bền bỉ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc:
• Viết về những điều bạn cảm thấy biết ơn ngày hôm nay
• Viết về mức độ cảm xúc của bạn trong ngày
• Viết về những hoạt động khiến bạn cảm thấy hưng phấn và cả chán nản nhất
Hãy đơn giản hóa nó bằng cách chọn một phương pháp ghi nhật ký - bạn có thể viết tay, nhập văn bản, sử dụng máy ghi âm hoặc chọn một ứng dụng ghi nhật ký - và chỉ cần bắt đầu kiên trì.
Thiền
Thiền là một cách khác để cải thiện trí tuệ cảm xúc. Trong khi hầu hết mọi người có xu hướng liên kết thiền với tâm linh, thiền có thể xây dựng các cách suy nghĩ sâu sắc mới, có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát căng thẳng và cảm xúc.
Đặc biệt, thiền cũng có thể giúp những người đàn ông đấu tranh với các chuẩn mực truyền thống xung quanh việc bày tỏ cảm xúc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền đã giúp đàn ông gắn kết hiệu quả với cảm xúc của họ.
Yoga
Bạn có thể đã nghe nhiều về lợi ích sức khỏe của hoạt động này, nhưng tập yoga còn dạy bạn cách tập trung vào hiện tại và hơi thở của mình, từ đó cho phép bạn dễ dàng nhận ra cảm xúc và các suy nghĩ bên trong hơn. Điều này cũng chuyển sang nhận thức về cơ thể và khả năng quản lý cơ thể của bạn.
Cảm xúc thường biểu hiện về mặt thể chất, vì vậy nhận thức về cơ thể sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình, có thể phân biệt giữa những cảm xúc này và quản lý chúng tốt hơn. Tập thói quen yoga hàng ngày ít nhất 15 phút, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt.
Đánh giá cảm xúc trong sự tiếp xúc với người khác
Trong khi năm thói quen đầu tiên trong danh sách này sẽ cho phép bạn phản ánh, đánh giá và cân nhắc nội tâm, bạn cũng nên xem xét cách bạn quan hệ với mọi người.
Để quản lý cảm xúc của bạn tốt hơn, hãy có thói quen đánh giá cảm xúc của bạn hàng ngày khi bạn tiếp xúc với người khác. Sống chậm lại một chút, phản ánh và xác định những gì bạn có thể học được về bản thân trong những lần tương tác này. Bạn thậm chí có thể sử dụng nó như một trong những lời nhắc trong nhật ký của bạn.
Khi bạn đã hiểu hơn về bản thân mình, hãy lập kế hoạch về cách bạn sẽ tương tác với những người khác trong tương lai. Liệu bạn có nên cởi mở và bộc lộ nhiều cảm xúc hơn, hay bạn cần kiểm soát bản thân hơn một chút?
Phát triển kỹ năng lắng nghe chủ động
Nhiều người lắng nghe mà không thực sự lắng nghe. Trong các cuộc trò chuyện, chúng ta thường dành thời gian hình thành phản ứng trong đầu thay vì thực sự lắng nghe đối phương. Nếu không có kỹ năng lắng nghe phù hợp, không có trí tuệ cảm xúc nào có thể hình thành hoặc được sử dụng, và hầu hết các xung đột sẽ không được giải quyết. Khi trò chuyện với người khác, hãy lắng nghe một cách chủ động thay vì suy nghĩ về phản hồi của mình hoặc chờ đối phương nói xong để đáp trả. Việc đầu tiên bạn cần rèn luyện khi trò chuyện chính là hiểu rõ quan điểm của người đối diện.
Theo VOV