Thị trường nông thôn đầy tiềm năng

03/05/2010 17:34

Cháy hàng, doanh thu tăng gấp chục lần chỉ sau vàingày đưa hàng về giới thiệu… làm nhiều DN ngỡ ngàng trước sức tiêu thụ của người dân nông thôn, thị trường đang bị DN trong nước bỏ quên.

Hàng Việt được ưa thích tại thị trường nông thôn. Ảnh minh họa


Đi lên từ thị trường ngách

Ba mươi chuyến hàng về các huyện ngoại thành Hà Nội trong Chươngtrình Kích cầu hàng Việt do Sở Công Thương Hà Nội khởi xướngđầu năm 2010 đã thu  về bình quân cho các doanh nghiệp hơn 120 triệuđồng/chuyến. Đây là con số khiến nhiều siêu thị lớn ở nội thành mơ ước.

Ông Nguyễn Việt Hải, Trưởng phòng Thông tin và Phát triển thịtrường nội địa thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội  (Hapro)vui mừng cho biết, lúc đầu các doanh nghiệp tham gia rất e ngạivì chi phí lớn. Tuy nhiên, tư duy đã thay đổi từ sau chuyến bán hàngnày và phần lớn doanh nghiệp tham gia đều rất hồ hởi.

Theo ông Hải, trong chiến lược quay về thị trường nội địa củamình, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu,với giá cả và chất lượng phù hợp với thu nhập của ngườidân.

“Thông qua các chuyến hàng về nông thôn, không chỉ doanh nghiệpnhận được sự ủng hộ của nhân dân và chính quyền sở tại màbản thân các doanh nghiệp bản địa cũng đẩy mạnh được việcbán hàng hóa thông qua sự liên kết đặt hàng, đây là hiệu quảkhông thể đo đếm được,” ông Hải cho biết.

Và sự khởi đầu tốt đẹp cũng lan tỏa tới nhiều doanh nghiệpdệt may nhờ hướng đi đúng đắn khi tiếp cận thị trường nôngthôn.

Một ví dụ cụ thể là sản phẩm quần áo  thương hiệu Việt Long củaCông ty cổ phần may Việt Tiến ,hướng đến khách hàng là người có thunhập trung bình thấp, đã thành công ngoài mong đợi của doanhnghiệp.

Với giá bán 80.000-180.000 đồng/sản phẩm, Việt Long nhanh chóng lan tỏatrong thị trường theo hệ thống phân phối của Việt Tiến trên toàn quốc.Ông Phan Văn Kiệt, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần may ViệtTiến, cho biết doanh nghiệp đang nỗ lực để chiếm lĩnh phân khúc thịtrường này trong thời gian ngắn nhất.

Tận dụng được cơ hội từ các chương trình xúc tiến thương mạinội địa, nhiều doanh nghiệp đang vững tin quay về "sân nhà" vốnlâu nay vẫn bỏ quên.

Đánh giá của nhiều chuyên gia cho thấy, doanh nghiệp không còn“dàn hàng ngang” như trước đây mà ngày càng đi theo hướng áp sát nhucầu của thị trường, lách vào các thị trường ngách để phát triển các sảnphẩm, dịch vụ.

Cách này vừa tránh đối đầu với các tập đoàn đến từ nhiều quốc gia, vừa đào sâu và phủ được những khoảng trống của thị trường.

Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Quốc Ân, cách đâykhoảng chục năm, nhiều doanh nghiệp bị vướng vào một thực tế là khôngxuất khẩu được sản phẩm thì đem bán tại thị trường nội địa.

Tuy nhiên, “tư duy này đã thay đổi. Doanh nghiệp đang tiếp cận hướngphát triển hiện đại của các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc là cungcấp các sản phẩm có chất lượng tốt hơn cho thị trường nội địa,” ông Ânnhấn mạnh.

Hiện diện lâu dài

Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, kết quả thu được từ cácchương trình xúc tiến thương mại nội địa thời gian qua là rấtlớn. Hiệu quả không chỉ dừng ở doanh số bán hàng cao mà quantrọng hơn, các doanh nghiệp đã đánh giá được tiềm năng củathị trường; ưu nhược điểm của hàng Việt Nam sản xuất… nhằmthiết lập được hệ thống phân phối ổn định và lâu dài.

Theo ông Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nướcthuộc Bộ Công  Thương, qua chương trình này, đã không còn tồn tạinhững lo ngại rằng hàng hóa đưa về tiêu thụ tại các vùng nông thôn chủyếu là hàng giá rẻ, kém chất lượng, lỗi mốt, hàng nhái hoặc đại hạ giá.

“Theo tôi, mục tiêu của doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn bán chỉ làthứ yếu, quan trọng nhất là doanh nghiệp đã đọc được những tín hiệungười dân ứng xử với hàng hóa đó như thế nào, cái nào tốt, cái nàokhông tốt để điều chỉnh,” ông Quyền phân tích.

Ông Nguyễn Việt Hải cũng khẳng định, việc bán dạo chắc chắnkhông xảy ra và “ngay trong năm nay Hapro sẽ lập dự án khả thiđể xin phép thành lập hệ thống bán hàng tại những nơi doanhnghiệp tiếp cận.”

Tuy nhiên, để hàng Việt bám rễ sâu thì khó khăn nhất đối vớicác doanh nghiệp Nhà nước vẫn là bài toán lợi nhuận.

Ông Hải tỏ ra băn khoăn vì bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm củadoanh nghiệp Nhà nước là định hướng tiêu dùng, ổn định thịtrường và giá cả thì về lâu dài lợi nhuận vẫn là thước đođể các doanh nghiệp tồn tại.

Làm thế nào để hàng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân ViệtNam, đặc biệt là người dân nông thôn mà doanh nghiệp vẫn có lợi nhuậnlà một bài toán khó không phải doanh nghiệp nào cũng giải được. "Một sốdoanh nghiệp chỉ đạt đến điểm hòa vốn sau các chuyến bán hàng về nôngthôn nên để bám rễ lâu ở thị trường này, rất cần có sự hỗ trợ từ phíacơ quan Nhà nước trong việc hoạch định hệ thống phân phối chuyênnghiệp,” ông Hải đề xuất.

Ngoài ra, việc xin giấy phép mở thêm các địa điểm bán lẻ mớivẫn đòi hỏi nhiều thủ tục và mất thời gian khiến nhiều doanh nghiệp“nản lòng” khi đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Để hàng Việt ngày càng có sức lan tỏa và tránh tính hình thức, Thứtrưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh  khẳng định các hoạt động xúc tiếnthương mại sẽ đi vào thực chất hơn.

“Không chỉ từng chuyến hàng riêng lẻ mà sẽ xây dựng mạng lưới, duy trìsự có mặt bền vững của hàng Việt bằng cách tích hợp được mạng lưới bánlẻ tại các chợ nông thôn vào mạng lưới bán lẻ lâu dài của doanhnghiệp,” Thứ trưởng  Vĩnh nhấn mạnh.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thị trường nông thôn đầy tiềm năng