Để bài thi đạt điểm cao, người dựthi cần tham khảo thêm tài liệu, vận dụng thực tế, suy nghĩ của bản thân đểliên hệ trong bài viết và có thêm tranh ảnh, tư liệu minh họa.
CÂU HỎI VÀ GỢI Ý CUỘC THI TÌMHIỂU LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số: …/KH-BTCngày//2014 của Ban tổ chức)
Ngườidự thi phải trả lời các câu hỏi sau đây của Ban tổ chức. Ban tổ chức đưa raphần gợi ý trả lời để người dự thi tham khảo, đây không phải là đáp án hoànchỉnh, mà chỉ là những ý chính cần trả lời. Để bài thi đạt điểm cao, người dựthi cần tham khảo thêm tài liệu, vận dụng thực tế, suy nghĩ của bản thân đểliên hệ trong bài viết và có thêm tranh ảnh, tư liệu minh họa phù hợp với nộidung của mỗi câu hỏi.
Câu 1. Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhđược Quốc hội khoá XII - Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/07/2008. Anh (chị) cho biết Luật có ý nghĩa như thế nàotrong cuộc sống và trong thực tế của tỉnh Hải Dương?
Trả lời:
Ýnghĩa của Luật PCBLGĐ: Luật Phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa nhân vănsâu sắc, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực giađình, thể hiện rõ chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong gia đình và xã hội, đồng thờiphát huy vai trò cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng chống bạo lực giađình. Luật Phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chínhtrị, xã hội, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa BLGĐ, hỗ trợ, bảo vệ nạnnhân BLGĐ và xử lý nghiêm minh các hành vi BLGĐ. Luật được ban hành tiếp tụckhẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiệncác điều ước quốc tế về Quyền con người mà nước ta là thành viên, thực hiênCông ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), góp phầnquan trọng trong việc củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng,tiến bộ, hạnh phúc.
Câu 2. Bạo lực gia đình là gì? Các hành vi gâybạo lực gia đình?
Trả lời:
a. TạiKhoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007quy định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hạihoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viênkhác trong gia đình.
b.Các hành vi bạo lực gia đình(được quy định tại Khoản 2 Luật phòng, chống bạolực gia đình năm 2007), các hành vi gây bạo lực gia đình bao gồm:
-Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tínhmạng.
-Lăng mạ hoặc có hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
-Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêmtrọng.
-Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà vàcháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
-Cưỡng ép quan hệ tình dục.
-Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,tiến bộ.
-Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sảnriêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viêngia đình.
-Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năngcủa họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụthuộc về tài chính.
-Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Câu 3. Những nguyên nhân nào dẫn đến bạolực gia đình? Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả gì đối với mỗi cá nhân, giađình và xã hội?
Trả lời:
a, Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình gồm:
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong giađình. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng vớinam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, khiến họdễ bị bạo lực do nam giới gây ra.
- Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ dẫn đếnbạo lực gia đình (Vì khó khăn về kinh tếthường tạo ra các áp lực căng thẳng dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếukhông biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên khôngphải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tếcho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hoà thuậnvà ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực gia đình vẫn xảy ra).
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực giađình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộphận người dân còn thấp khiến bạo lực gia đình vẫn tiếp tục xảy ra.
- Tệ nạn xã hội cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình.Ví dụ như rựợu chè, cờ bạc, nghiện hút, trai gái, mại dâm,…
- Sự quan tâm của cộng đồng tới công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhchưa được đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đềriêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không nên can thiệp.
b, Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả:
Trảlời: BLGĐ đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạmquyền con người, gây tổn hại cho sứckhoẻ, lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đe doạ đến an ninh, chất lượng cuộc sốngcủa nạn nhân và mỗi gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó làm tổn hại đến GĐ, gây nhứcnhối trong xã hội. Những hậu quả của BLGĐ biểu hiện cụ thể như:
-Hao tốn tiền bạc vào việc chữa trị và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân.
-Làm băng hoại các mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng.
-Giảm khả năng lao động của các nạn nhân.
-Làm giảm thu nhập của gia đình, xã hội, giảm mức sống cho các thành viên giađình.
-Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái.
-Gây áp lực lên hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe.
-Tiêu tốn nguồn lực cho các hoạt động can thiệp như Công an, Tòa án, hỗ trợ xãhội và pháp lý, các dịch vụ bảo vệ nạn nhân và xử lý tội phạm.
Câu 4.Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những biện pháp gì để phòng ngừabạo lực gia đình? Nhà nước có những chính sách gì về phòng, chống bạo lực giađình?
Trả lời:
a, Những biện pháp để phòng ngừa bạo lực gia đình:
(Chương II Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những biện phápsau để ngừa bạo lực gia đình)
- Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình;
- Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng, chống bạolực gia đình.
b, Theo Điều 6 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007,Nhà nước cần thực hiện các chính sách sau để thúc đẩy hoạt động phòng, chốngbạo lực gia đình:
- Bố trí ngân sách hàng năm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạtđộng phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lựcgia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng,chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng,chống bạo lưc gia đình.
- Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thànhtích thì được khen thưởng. Nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sảnthì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Câu 5: LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình bảo vệ những đối tượng nào? Hành vi của một thànhviên gia đình vô ý gây thương tích cho thành viên khác trong gia đình có phảilà bạo lực gia đình không và hành vi đó có bị xử lý theo pháp luật không ?
Trả lời:
a,Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm2007) bảo vệ những đối tượng:Theo Khoản2 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 bảovệ cho những đối tượng:
-Các thành viên gia đình (là những ngườigắn bó với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làmphát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau: vợ, chồng, con cái, ông bànội, ông bà ngoại,..).
-Thành viên gia đình của vợ, chống đã ly hôn.
-Namnữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
b, Hành vi của một thành viên gia đình vô ý gâythương tích cho thành viên khác trong gia đình có phải là bạo lực gia đìnhkhông và hành vi đó có bị xử lý theo pháp luật không ?
-Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm2007 thì các hành vi bạo lực gia đình luôn luôn phải là hành vi cố ý và do đókhông có hành vi bạo lực gia đình vô ý.
-Như vậy, hành vi của một thành viên gia đình vô ý gây thương tích cho thànhviên khác trong gia đình sẽ không phải là hành vi bạo lực gia đình và sẽ khôngbị điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
-Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi vô ý thì hành vi đó vẫn có thểbị xử lý theo quy định của pháp luật (cóthể bị xử lý về hình sự theo tội danh như tội vô ý làm chết người; tội vô ý gâythương tích hoặc gây tổn hại súc khoẻ cho người khác; hoặc có thể bị xử phạt viphạm hành chính về hành vi này).
Câu 6: Việc hoà giải mâu thuẫn,tranh chấp giữa các thành viên gia đình được thực hiện theo nguyên tắc nào?Người phát hiện hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm gì ?
Trả lời:
a, Theo quy định tại Điều 12 của LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 việc hoà giải mâu thuẫn tranh chấp (giữa các thành viên gia đình) được thựchiện theo các nguyên tắc sau:
- Kịp thời, chủ động, kiên trì.
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, đạo dức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hoà giải của các bên.
- Khách quan, công minh, có lý, có tình.
- Giữ bí mật thông tư đời tư của các bên.
- Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợiích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
b, Người phát hiện hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm:
- Khoản 1 Điều 13 của Luật quy định:Nếu phát hiện hành vi bạo lực gia đình đều phải có trách nhiệm kịp thời báotin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc ngườiđứng đầu công đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực;(trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật Phòng,chống bạo lực gia đình năm 2007: Đối với nhân viên y tế hoặc nhân viên tư vấntrong quá trình chăm sóc hay tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nếu pháthiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì phải báo ngay cho ngườiđứng đầu cơ sở để báo cáo cho cơ quan công an gần nhất.
- Điều 23 khoản 3 của Luật quy định:Đối với nhân viên y tế hoặc nhân viên tư vấn trong quá trình chăm sóc haytư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nếu phát hiện hành vi bạo lực gia đình códấu hiệu tội phạm thì phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cáo cho cơquan công an gần nhất.
Câu 7: Người có hành vi bạo lực gia đình cónghĩa vụ như thế nào? Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong việc phòng, chốngBLGĐ?
Trả lời:
a, Theo Điều 4 của Luật Phòng,chống bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lục gia đình có các nghĩavụ sau:
- Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng;chấm dứt ngay hành vi BL
-Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
-Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình,trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
-Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quyđịnh của pháp luật.
b,Điều 31 (Luật Phòng, chống bạo lực giađình) quy địnhtrách nhiệm của cánhân trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
-Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân vàgia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hộikhác.
- Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan,tổ chức, người có thẩm quyền.
c,Điều 32 (Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) quy định trách nhiệm của gia đìnhtrong việc phòng, chống bạo lực gia đình như sau.
-Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật vềphòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; phòng, chốngma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
-Hoà giải mâu thuẫn, chanh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người cóhành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lựcgia đình.
-Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lựcgia đình.
-Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định củaLuật này.
Câu 8. Anh (chị) hiểu thế nào là Cơ sở trợgiúp nạn nhân bạo lực gia đình? Theo quy định của Luật, cơ sở trợ giúp nạn nhânbạo lực gia đình bao gồm những cơ sở nào? Nạn nhân bạo lực gia đình có nhữngquyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
a.Điều 26 (Luật Phòng, chống bạo lực giađình năm 2007) quy định Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơichăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhânbạo lực gia đình.
b.Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
-Cơ sở khám, chữa bệnh;
-Cơ sở bảo trợ xã hội;
-Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
-Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
-Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
c.(Theo Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình cónhững quyền và nghĩa vụ sau.
+Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhânphẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
+Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấmtiếp xúc theo quy định của pháp luật.
+Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
+Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin kháctheo quy định của pháp luật.
+Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
-Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lựcgia đình cho các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Câu 9. Anh (chị) cho biết số điện thoạiđường dây nóng phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh Hải Dương. Mục đích, ýnghĩa, số điện thoại đường dây nóng? Chức năng, nhiệm vụ của địa chỉ tin cậytrong phòng chống bạo lực gia đình? Ở xã phường, thị trấn của anh (chị) có baonhiêu địa chỉ tin cậy, là những địa chỉ tin cậy nào?
Trả lời:
a.Số điện thoại đường dây nóng phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh Hải Dương: 0320.3600.562
b.Mục đích, ý nghĩa, số điện thoại đường dây nóng phòng chống bạo lực gia đìnhhiện nay của tỉnh Hải Dương:
-Tiếp nhận (24/24 giờ) qua số điện thoại đường dây nóng các cuộc gọi của ngườidân có nhu cầu tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực giađình hoặc trợ giúp về tâm lý, pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình, qua đógóp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người dân, mọi gia đình về hônnhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
-Kịp thời thông báo các vụ việc khi được người dân cung cấp thông tin cho các cơquan chức năng có thẩm quyền để can thiệp, xử lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu bạolực gia đình.
c.Chức năng, nhiệm vụ của các địa chỉ tin cậy trong PCBLGĐ:
Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cánhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực giađình tại cộng đồng dân cư.
- Tiếp nhận, bố trí nơi tạm lánh, chỗ ởtạm thời nhằm cách ly và bảo vệ nạn nhân khỏi đối tượng gây bạo lực;
-Sơ cứu bước đầu trong trường hợp nạn nhân bị thương tích nhẹ, trong trường hợpnặng hỗ trợ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
-Tư vấn, phục hồi tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực; tư vấn và có biện pháp can thiệpđối với đối tượng gây bạo lực, kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương cóbiện pháp xử lý.
- Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực tiếp cậnvới dịch vụ phòng, tránh bạo lực, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí và phúc lợi xãhội khác để hoà nhập cộng đồng.
d. Ởxã phường, thị trấn của tôi hiện nay đã có......... địa chỉ tin cậy, đó là địa chỉ tin cậy ở các thôn (khu dân cư):.......
Câu 10: Anh, (chị) hãy chọn một trong 2 câuhỏi sau:
a, Anh (chị) hãy thuật lại một vụ bạo lực gia đình hoặc một tình huốngvề bạo lực gia đình và vận dụng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các vănbản có liên quan để phân tích và đưa ra cách giải quyết tốt nhất (không quá1000 từ).
b, Anh (chị) hãy sáng tác một ca khúc, một bức tranh, một tiểu phẩmhoặc một câu chuyện hay để tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình.