Từng được sử dụng làm nhà tù chính trị cho tới năm 1984, hiện nay, nơi này đã trở thành công viên quốc gia với hệ động, thực vật phong phú.
Đảo Gorgona (Colombia) từng là nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất đất nước. Danh tính của những tù nhân đều bị tước bỏ và họ được gọi bằng các số hiệu. Điều kiện sống của tù nhân không khác địa ngục
Họ gần như không thể trốn thoát khi xung quanh hòn đảo là vùng biển cá mập. Trên đảo cũng có rất nhiều rắn và các loài bò sát độc khác. Trong thời gian nhà tù còn hoạt động, có 25 vụ vượt ngục nhưng chỉ 3 vụ thành công
Sau hơn hai thập kỷ hoạt động, nhà tù Gorgona đã bị đóng cửa vào năm 1984. Toàn bộ hòn đảo và vùng biển xung quanh trở thành công viên quốc gia. Giữa đống đổ nát của nhà tù cũ, nhiều loài vật quý hiếm đang sinh sống và được bảo vệ nghiêm ngặt
Hai con khỉ mũ mặt trắng Trung Mỹ lang thang trên đảo. Đây cũng là bạn đồng hành của nhân vật Jack trong Cướp biển vùng Caribbean
Cự đà Helmeted cũng là loài vật phổ biến ở Trung Mỹ
Ếch độc cẩm thạch sống chủ yếu ở Colombia và Ecuador. Loài này đang bị đe dọa vì mất môi trường sống
Theo Atlas Obscura, Gorgona cũng giống quần đảo Galápagos nổi tiếng. Nơi đây có hệ sinh thái độc đáo do nằm tách biệt với đất liền hàng nghìn năm. Ngoài các loài rắn độc, hòn đảo cũng nổi tiếng với hệ sinh thái biển đa dạng, gồm cá mập voi, cá mập đầu búa, cá chình moray... Hàng năm, du khách có thể tới ngắm nhìn cá voi lưng gù đẻ con từ tháng 6 đến tháng 10
Hiện nay, trên đảo vẫn có một đồn hải quân để bảo đảm các du khách không gây tác động xấu đến hệ sinh thái cũng như bảo vệ tính mạng cho chính họ. Khách tham quan đảo phải bảo đảm quy định về giờ giới nghiêm. Ngoài ra, họ cũng được yêu cầu đi giày cao su để bảo vệ hệ sinh thái trên đảo. Đây cũng là cách hạn chế việc du khách bị các sinh vật trên đảo cắn
Du khách đứng sau song sắt của nhà tù "khét tiếng" một thời
Tàn tích nhà tù cũ nhìn từ trên cao
Lối vào nhà tù đã không còn "nội bất xuất, ngoại bất nhập như xưa". Theo The Guardian, nguyên nhân nhà tù bị đóng cửa là do sự phản đối từ các tổ chức nhân quyền cũng như các nhà khoa học muốn bảo vệ hòn đảo
Theo Zing