Các nhiệm vụ được giao cụ thể cho cơ quan chủ trì thực hiện, quy định rõ thời gian hoàn thành.
Với mục tiêu tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 10% trở lên so với năm 2021, Hải Dương đặt ra các nhiệm vụ thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2022, bao gồm:
- Rà soát các chỉ tiêu trong chỉ số thành phần thuộc chỉ số PCI, xây dựng kế hoạch nâng cao điểm số các chỉ số thành phần.
- Xây dựng hướng dẫn việc tiếp nhận, thẩm định, trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mới, dự án điều chỉnh và thu hồi chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng phần mềm quản lý, giám sát quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư.
- Xây dựng quy chế về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước đối với phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp.
- Đưa 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh lên thực hiện mức độ 4 trên cổng dịch vụ công trực tuyến.
- Thực hiện việc công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy hoạch, kế hoạch; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
- Hoàn thành lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Hoàn thành lập kế hoạch sử dụng đất tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Hoàn thành lập, điều chỉnh quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị các huyện, thành phố, thị xã.
- Hoàn thành xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
- Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương.
- Xây dựng chuyên trang điện tử về xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị trong lĩnh vực cấp phép đầu tư dự án.
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trên một số lĩnh vực.
- Xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Các nhiệm vụ được giao cụ thể cho cơ quan chủ trì thực hiện, quy định rõ thời gian hoàn thành. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, giúp UBND tỉnh giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các ngành, địa phương. Định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chung báo cáo UBND tỉnh.
NGUYỄN MƠ (tổng hợp)