Tin tức

Người đàn ông mắc COVID-19 suốt 20 tháng

TB (Tổng hợp) 21/04/2024 18:40

Trang Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Hà Lan phát hiện một bệnh nhân mắc Covid-19 trong hơn 613 ngày, trước khi qua đời vì bệnh lý có từ trước tái phát.

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất từng được biết đến
Theo các nhà nghiên cứu, thời gian nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất từng được biết đến

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian mắc COVID-19 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất từng được biết đến.

Mắc COVID-19 kèm nhiều bệnh phức tạp

Người đàn ông 72 tuổi có tiền sử sức khỏe phức tạp. Trước đây, ông đã được ghép tế bào gốc để điều trị một dạng ung thư máu, nhưng sau đó được chẩn đoán mắc một loại ung thư khác - ung thư lympho dòng tế bào B lớn lan tỏa, theo trang IFL Science.

Loại thuốc người này đang dùng gây suy giảm miễn dịch nặng, dẫn đến việc ông luôn có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng. Trước đó, theo Bloomberg, bệnh nhân cũng không tạo được phản ứng miễn dịch với nhiều mũi vắc xin COVID-19, và nhiễm biến thể Omicron vào tháng 2/2022.

Trong hơn 600 ngày, bệnh nhân vẫn bị nhiễm vi rút và phải nhập viện nhiều lần. Nhưng phải rất sớm, chỉ 21 ngày sau lần điều trị đầu tiên, các dấu hiệu biến đổi của vi rút đã bắt đầu được nhìn thấy.

Phân tích chi tiết các mẫu vật được thu thập từ hơn 20 mẫu bệnh phẩm mũi họng cho thấy vi rút corona đã phát triển khả năng kháng sotrovimab, phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng, trong vòng vài tuần, theo các nhà khoa học tại Trung tâm Y học thực nghiệm và phân tử của Đại học Amsterdam.

Vi rút này sau đó sản sinh hơn 50 đột biến, trong đó có một số đột biến cho thấy vi rút đang thích nghi để trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người.

Thời gian nhiễm virus dài nhất từng được biết

Các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu gene được thu thập từ các mẫu nước thải đã báo cáo bằng chứng về việc các cá nhân trong cộng đồng thải ra các loại vi rút corona đột biến nặng trong hơn 4 năm. Nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm trùng dai dẳng cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài.

Trường hợp này nhấn mạnh nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 dai dẳng ở những người bị suy giảm miễn dịch, và tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát bộ gene về quá trình tiến hóa của SARS-CoV-2 ở những người bị suy giảm miễn dịch và bị mắc COVID-19 dai dẳng".

Các tác giả của nghiên cứu

Trang IFL Science nói thêm, nhiễm trùng dai dẳng là một hiện tượng được ghi nhận với SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 3 trong số 100 ca mắc COVID-19 có thể kéo dài hơn một tháng. Vi rút nhân lên và phát triển trong cơ thể càng lâu, càng có nhiều cơ hội tạo ra các đột biến thoát khỏi hệ miễn dịch. Đó là một giả thuyết về sự ra đời của biến thể Omicron.

Không phải mọi chủng đột biến đều trở thành biến thể đáng lo ngại, nhưng cần theo dõi những bệnh nhiễm trùng dai dẳng này, cùng với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho những bệnh nhân có khả năng đang phải đối mặt với các vấn đề y tế khác.

Bệnh nhân là một người đàn ông đã lớn tuổi và bị suy giảm miễn dịch do các bệnh đã mắc trước đó. Người này nhập viện ở Amsterdam, Hà Lan vào tháng 2/2022 vì mắc COVID-19. Ông đã liên tục dương tính với vi rút corona kể từ đó cho đến khi qua đời vào tháng 10/2023.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Amsterdam sẽ trình bày kết quả nghiên cứu này tại hội nghị của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm châu Âu tại Barcelona (Tây Ban Nha) tổ chức từ ngày 27 - 30/4 tới.

TB (Tổng hợp)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Người đàn ông mắc COVID-19 suốt 20 tháng