Giới chức Mỹ sẽ đáp trả dứt khoát nếu Nga triển khai quân đội đến khu vực Mỹ Latinh, Nhà Trắng tuyên bố hôm 14/1.
“Nếu Nga hành động theo hướng đó, chúng tôi sẽ xử lý dứt khoát”, ông Sullivan nói khi trả lời câu hỏi của một phóng viên.
Việc Washington phản đối Nga triển khai quân sự ở Mỹ Latinh có thể khiến một số người Moskva tức giận. Nga đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Mỹ triển khai các lực lượng vũ trang đến gần biên giới phía tây của nước này.
Trước đó, vào hôm 13.1, khi trả lời phỏng vấn kênh RTVI và nhận câu hỏi liệu Nga có cân nhắc thiết lập hiện diện quân sự tại Mỹ Latinh hay không, Thứ trưởng Sergey Ryabkov trả lời rằng ông không “xác nhận bất cứ điều gì nhưng cũng không loại trừ khả năng” điều này nằm trong kế hoạch của Điện Kremlin, nếu đàm phán với phương Tây về an ninh châu Âu và Ukraine thất bại. Ông cho biết điều đó phụ thuộc vào hành động của các đồng nghiệp Mỹ.
“Tổng thống Nga đã nhiều lần nói về các biện pháp có thể được thực thi, chẳng hạn liên quan đến Hải quân Nga, nếu mọi thứ được thiết lập theo hướng khiêu khích Nga và gia tăng thêm áp lực quân sự của Mỹ đối với chúng tôi. Chúng tôi không muốn điều đó. Các nhà ngoại giao phải đi đến một thỏa thuận”, ông Ryabkov nhấn mạnh.
Vào hôm 10.1, ông Ryabkov đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman để thảo luận về các đề xuất của Nga về việc đảm bảo an ninh, trong đó có yêu cầu NATO chấm dứt mở rộng về phía đông. Tuy nhiên, Washington đã từ chối đề xuất của này.
Những động thái trên được đưa ra trong bối cảnh cả 3 cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây trong tuần này về vấn đề bảo đảm an ninh chung đều chưa thể giúp hai bên thu hẹp khoảng cách, đang khiến quan hệ song phương rơi xuống mức thấp tồi tệ. Thực tế, các bên đều duy trì lập trường cứng rắn nhằm bảo vệ lợi ích riêng, từ đó phơi bày những bất đồng về hàng loạt vấn đề then chốt trong hai dự thảo thỏa thuận an ninh mà Moskva đã đưa ra trước đó. Các phát biểu từ cả hai phía trước, trong và sau đàm phán đều thể hiện sự cương quyết.
Theo Báo Tin tức