Tạibuổi họp báo công bố việctăng giá điện, hôm 26-2, Thứ trưởng Bộ Công thương HoàngQuốc Vượng khẳng định, khả năng tiết giảm, cắt điện trong 4 tháng cònlại mùa khô năm 2011 có thể không xảy ra.
Một hộ gia đình tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM phải thắp nến ăn cơm khi bị cắt điện trong mùa khô 2010 - ảnh: K.Hòa |
Nội dung
Một hộ gia đình tại Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh phải thắp nến ăn cơm khi bị cắt điện trong mùa khô 2010 |
Thiếu hụt khoảng 1,7 tỉ kWh
Điều mà ông Vượng Khẳng định có vẻ như khó xảy ra nếu nhìn vào consố thiếu hụt lên tới 1,7 tỉ kWh từ nay đến hết tháng 6, trong khi chỉvới mức thiếu hụt gần 1,4 tỉ kWh năm 2010 điện đã phải cắt triền miên.
Mỗi hộ phải trả thêm 30 - 52 nghìn đồng/tháng Theotính toán của Bộ Công thương, giá điện cho sản xuất tăng bình quânkhoảng 12%, làm tăng giá thành của các ngành sản xuất từ 0,01-1,33%.Với các ngành cán thép, xi măng, sản xuất sợi, tỷ lệ tăng giá thành sảnphẩm do điều chỉnh giá điện khoảng 0,38-1,33%. Với các ngành thuốc lá,bia, sản xuất bao bì, tỷ lệ tăng giá thành sản phẩm khoảng 0,01-0,46%. Vớimức điều chỉnh giá điện từ 1.3, Bộ Công thương cho biết, hộ tiêu thụ100 kWh/tháng, tiền điện tăng thêm 32 nghìn đồng, hộ tiêu thụ 200kWh/tháng tăng thêm 39 nghìn đồng, 300 kWh/tháng tăng thêm 45 nghìn đồng,400 kWh/tháng tăng thêm 52 nghìn đồng. Ước tính, tăng giá điện sẽ trựctiếp làm tăng CPI vòng 1 khoảng 0,46%. |
Cũng theo khẳng định của Bộ Công thương, từ nay tới hết tháng 6,tổng sản lượng điện năng phát và nhập khẩu có thể cung ứng được là38,04 tỉ kWh, đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện với tăng trưởng trungbình dưới 15%.
“Với những biện pháp tiết kiệm điện đang triển khai mạnh mẽ, thờitiết dự báo nước về các hồ thủy điện sắp tới nhiều hơn. Đặc biệt là cốgắng đẩy nhanh các dự án điện có khả năng vào vận hành luôn trong 6tháng mùa khô (tổ máy 2 nhiệt điện Nhơn Trạch, Sơn La, Đồng Nai 3),nguồn cung mới tăng lên, cầu giảm đi, khả năng tiết giảm có thể khôngxảy ra”, ông Vượng khẳng định.
Tuy nhiên, trên thực tế, tổng sản lượng 38,04 tỉ kWh trong 4 thángcòn lại của mùa khô có được khi EVN sẽ phải vận hành tối đa các nguồnđiện, kể cả các nguồn chạy dầu DO, FO giá cao. Sản lượng này có thể sẽbị ảnh hưởng nếu các nhà máy nhiệt điện than mới vào tại miền Bắc tiếptục vận hành thiếu ổn định như năm 2010 (hiện tại một số tổ máy vẫnphải ngừng để xử lý sự cố như tổ máy số 2 Nhiệt điện Hải Phòng côngsuất 300 MW hay tổ máy số 2 công suất 110 MW của Nhà máy điện SơnĐộng). Ngoài ra, sự cố máy biến áp của Nhiệt điện Phú Mỹ 3, dự kiếncuối tháng 3 mới khắc phục xong, cũng làm giảm sản lượng phát của nhàmáy này gần 700 triệu kWh. Chưa kể, lượng nước về hiện tại vẫn đang rấtthấp khiến các nhà máy thủy điện chưa thể phát hết công suất, trong khinhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng trưởng cao do sản xuất, kinh doanh đi vàoguồng.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điềutiết điện lực khẳng định, nếu nhu cầu phụ tải tăng trên 15% sẽ phảithực hiện tiết giảm.
Điều chỉnh phương thức cắt điện
Hệ thống không còn công suất dự phòng Chúngta có 100% công suất, nếu vận hành hết 100% ở bất kỳ thời điểm nào, chỉcần một sự cố nhỏ thì hệ thống có thể sụp. Ở các nước quy định bất kỳthời điểm nào cũng phải giữ lại bằng 1 tổ máy to nhất của hệ thốngkhoảng 5%, nhưng kế hoạch vận hành của EVN năm nay đã gần hết, đâykhông phải điều tốt. Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực |
Cũng theo ông Thắng, do năm ngoái ưu tiên điện sản xuất, cắt giảm nặngnề rơi vào điện sinh hoạt, điện nông thôn, tác động không tích cực đếnđời sống người dân. Nên năm 2011 sẽ điều chỉnh lại phương thức cắtgiảm, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo những ngành tiêu thụ lớn, hiệu quảkhông cao sẽ phải tiết giảm, hỗ trợ cho điện sinh hoạt. “Theo chỉ đạocủa bộ, giao cho UBND tỉnh căn cứ trên lượng điện có thể sản xuất được,tính ra khả năng thiếu hụt bao nhiêu. Nếu xảy ra thiếu hụt, tiết giảmđối tượng nào để công bằng”, ông Thắng nói.
Tiếp tục hỗ trợ cho người nghèo
Đáng chú ý nhất trong biểu giá điện mới là việc bỏ trợ cấp toàn dânvới 50 kWh đầu tiên. Theo Thứ trưởng Vượng, có khoảng 3,2 triệu hộ dânnghèo theo tiêu chí Thủ tướng ban hành được hỗ trợ trực tiếp 30 nghìnđồng/người/tháng (mức thu nhập dưới 400 nghìn đồng/người/tháng ở nôngthôn và dưới 500 nghìn đồng/người/tháng ở thành thị). Tổng số tiền từviệc bỏ trợ cấp này khoảng 1.120 tỉ đồng mỗi năm.
Theo Bộ Công thương, với các hộ nghèo có sản lượng điện sử dụng hằngtháng 50 kWh, do được hỗ trợ giá trực tiếp 30 nghìn đồng/tháng, thực tếcác hộ nghèo chỉ phải trả 20 nghìn đồng, tương ứng với mức hỗ trợ giáđiện đến 60%, tiền điện áp dụng cho các hộ nghèo là 400 đồng/kWh (trướckhi tăng giá là 600 đồng/kWh). Bên cạnh đó, các hộ có thu nhập thấp sửdụng điện không quá 50 kWh/tháng khi đăng ký với ngành điện, sẽ được hỗtrợ bằng 80% giá bán điện bình quân.
(Nguồn: Thanh niên)