Ngày 9-11, một hành tinhnhỏ trong hệ Mặt Trời sẽ tiến rất gần Trái Đất, song không có nguy cơ xảy ra vachạm với hành tinh chúng ta.
Quỹ đạo bay của Asteroid 2005 YU55 ngày 8-9/11 tới. (Nguồn: Internet)
Ngày 4-11, Tổ chức Khoa học quốc gia Mỹ cho biết trong tuần tới, một hành tinhnhỏ trong hệ Mặt Trời sẽ tiến rất gần Trái Đất song không có nguy cơ xảy ra vachạm với hành tinh của chúng ta và đây là một cơ hội quan sát rất tốt cho cácnhà thiên văn học.
Theo các nhà khoa học, hành tinh này, mang tên 2005 YU55 và có đường kínhkhoảng 400m, sẽ bay cách quỹ đạo của Trái Đất khoảng 325.000km - gần hơn cảkhoảng cách so với Mặt Trăng.
Đây là lần tiến sát Trái Đất nhất của một tiểuhành tinh có kích thước như vậy trong vòng 30 năm qua, và hiện tượng này sẽkhông lặp lại cho đến năm 2028.
Các chuyên gia cho biết, thời điểm và nơi quan sát hành tinh này tốt nhất làvào lúc 6 giờ 28 phút (giờ Việt Nam) ngày 9-11 tới ở khu vực bờ biển phía Đôngcủa nước Mỹ.
Tuy nhiên, hiện tượng hiếm có này sẽ không thể được quan sát bằngmắt thường mà cần phải có kính thiên văn, bởi hành tinh 2005 YU55 rất tối và nósẽ bay qua Trái Đất với vận tốc rất nhanh.
Đến nay, nhiều kính thiên văn radarđã được lắp đặt ở Bắc Mỹ để tiện cho việc quan sát chuyển động của hành tinhnày.
Các chuyên gia dự báo phải đến 83 năm sau, tức là vào năm 2094, hành tinh nàymới tiến sát quỹ đạo của Trái Đất một lần nữa, song ở khoảng cách gần hơn(269.000km). Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), lần cuối cùng một tiểuhành tinh có kích cỡ như vậy bay gần Trái Đất là vào năm 1976.
Hành tinh 2005 YU55 được các nhà khoa học thuộc dự án Quan sát Vũ trụ(SpaceWatch) ở bang Arizona phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005. Hành tinh nàynằm trong tổng số 1.262 tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời và có khoảng cách đượccho là khá an toàn so với Trái Đất.
(Nguồn: Vietnam+)