Mùng 3,4 Tết Sài Gòn vẫn chưa nhộn nhịp bán mua, chỉlác đác vài sạp trong các khu chợ lên hàng phục vụ khách trong mấy ngàyxuân. Tiểu thương, doanh nghiệp TP HCM đều treo biển khai trương mùng6-8 Tết.
Trên đường Đinh Tiên Hoàng quận Bình Thạnh, TP HCM, siêu thị vắng lặng giữa ngày mùng 4 Tết. Ảnh: Vũ Lê. |
Là chủ công ty may tại quận Tân Bình, TP HCM, bà Linh chọn ngày khai trương rơi vào mùng 9 Tết. Bà chia sẻ với VnExpress.net:"Công nhân của tôi dọa biểu tình, giận dỗi, không ai chịu đi làm ngàymùng 5-6 Tết. Mấy em lấy cớ Nhà nước cho nghỉ đến hết mùng 8 nên mènheo xin nghỉ thêm".
Rồi bà Linh nói thêm, vì thương các công nhân nữ tuổicòn trẻ, ham chơi, xa quê nhớ nhà nên bà không nỡ thúc ép đi làm sớm."Doanh nghiệp sản xuất chúng tôi bấm bụng chịu thiệt vì kỳ nghỉ dài,bởi lẽ sản xuất bị đình trệ thêm mấy ngày thì hàng không đủ xuất, trễhợp đồng phải chịu phạt", bà Linh bộc bạch.
Một trường hợp khác cũng than phiền không kém bà Linhvề chuyện kỳ nghỉ dài, khai trương muộn. Đó là chuyện của ông Đinh(quận 12) đã hợp đồng xuất hàng đi nước ngoài từ nửa năm trước. Nay kỳnghỉ Tết đột ngột dài thêm mấy hôm, kéo theo cho cơ quan hành chính sựnghiệp như hải quan cũng làm việc trễ hơn dự kiến. Điều này khiến cholô hàng phải xuất chậm, ông Đinh phải xin lỗi đối tác và mang tiếng bộitín.
Hầu như các cửa hiệu ở tuyến đường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM đều đóng cửa chưa khai trương trong ngày mùng 4 Tết. Ảnh: Vũ Lê. |
Còn ông Trung, chủ một cơ sở sản xuất đồ sắt, huyhiệu, móc khóa trên đường Nguyễn Cảnh Chân, quận 1 chia sẻ: "Khaitrương chỉ là lấy ngày hạp với mình để làm ăn thuận lợi. Tôi chỉ lonhân viên nghỉ nhiều, khi đi làm trở lại năng suất thấp, báo hại tháng2 lương ít thì công nhân biết lấy gì mà tiêu".
Với bà Dần, tiểu thương ở chợ Thị Nghè, chưa có nămnào người ta nghỉ Tết dài như năm nay. Cũng vì kỳ nghỉ Tết gần 10 ngày,bạn hàng, mối lái của bà đều nghỉ xả láng, khai trương tận mùng 9-10Tết nên bà đành lóc cóc dọn ít hàng bán cầm chừng từ mùng 3. Bởi theobà, quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất đã quen rồi, ở nhàbuồn chán chịu không nổi nên phải dọn hàng để đỡ nhớ không khí thợthầy, chợ búa. "Giá cả mấy ngày Tết sẽ càng đắt đỏ hơn mọi năm nếu hoạtđộng mở hàng, khai trương của tiểu thương chậm chạp, trì trệ", bà Dầndự báo.
Ngoại trừ những quán cà phê, cửa hàng ăn uống bánquanh năm suốt tháng không chọn ngày mở hàng, hầu hết các doanh nghiệptư nhân cũng chọn ngày khai trương sớm nhất là mùng 6 Tết, chậm nhất làmùng 9 Tết. Tương tự, các hàng quán xung quanh trường học cũng nghỉ Tếtdài ngày theo lịch nghỉ của học sinh, sinh viên.
Chỉ có một số ít sạp ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM) mở cửa, số còn lại bỏ trống, xả hơi dài ngày. Ảnh: Vũ Lê. |
Anh Nam, chủ cửa hiệu thời trang trên phố NguyễnTrãi, quận 5, tâm sự: "Nhân viên của tôi đều là học sinh, sinh viên làmbán thời gian, chia ca sáng chiều. Em nào cũng xin đến mùng 9 Tết mớiđi làm, tôi không có đủ người thay ca trống".
Người này nhận xét thêm, Sài Gòn chỉ thực sự đông đúcvà nhộn nhịp bán mua khi người ngoại tỉnh đổ về đây làm việc, mua sắm,tiêu dùng. Chính vì vậy, dù phải trả lương những ngày nghỉ Tết khá dàicho nhân viên, anh Nam không mấy tiếc rẻ thị trường vắng khách và ế ẩmtrong mấy ngày xuân.
Tuy nhiên, do lịch khai trương muộn đồng loạt của hầuhết giới kinh doanh nên không ít cơ sở hàng quán khai trương sớm đượcdịp hét giá cao vì ít nguồn cung. Hầu hết các quán xá ẩm thực ngày Tếtđều kê giá cao hơn ngày thường, mức tăng thấp nhất là 15%, cao nhất làgấp 1,5 lần nhưng vì Tết nhất nên không mấy ai tính toán, kêu ca. Riêngcác dịch vụ xe du lịch, thuê xe tự lái, thuê ô tô cho du khách được mùavì kỳ nghỉ dài, nhu cầu du lịch ngắn ngày tăng cao nên giá thuê xe 7chỗcũng đắt hơn ngày thường 20-50%.
(Theo VnExpress)