Sáng 9/9, giá vàng miếng SJC cũng như vàng nhẫn tại các công ty vàng bạc đá quý trong nước duy trì ổn định.
Theo đó, vào lúc 9h tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý và Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đều niêm yết ở mức 78,5 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này đang được duy trì ổn định kể từ thứ Năm tuần trước
Trong khi đó, giá vàng nhẫn tại các doanh nghiệp cũng được duy trì ổn định
Tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng nhẫn đang là 77,15 - 78,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn Hưng Thịnh tại DOJI đang là 77,3 - 78,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn tại Phú Quý niêm yết ở mức 77,35 - 78,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 77,43 - 78,63 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với chốt phiên hôm qua.
Theo nhận định của Chuyên gia phân tích thị trường vàng Trương Vy Tuấn, Giavang.net, trong tuần này, thị trường vàng miếng có thể sẽ giảm nhẹ. Nhưng đó không phải là vấn đề nghiêm trọng và thậm chí còn là cơ hội cho nhà đầu tư gia tăng vị thế. Giá vàng miếng ổn định, đang dần hạn chế tính đầu cơ. Khi các thị trường chứng khoán rất khó kiếm lợi, đầu tư bất động sản cần dày vốn và chưa phá thế đóng băng, sự "ổn định" của vàng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc tới vàng hơn, nâng vị thế của vàng trong danh mục.
Chênh lệch giữa giá vàng miếng và vàng nhẫn hiện khá phù hợp, giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt thị trường, giảm dần tình trạng vàng hóa. Thị trường vàng nhẫn về cơ bản vẫn giữ mức cao nhất từ trước đến nay. Mức chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra vẫn hơn 1 triệu đồng/lượng cho thấy lực cầu của nhà đầu tư vẫn khá cao.