Đình Dưỡng Thái thuộc thôn Dưỡng Thái, xãPhúc Thành (Kim Thành) là cụm di tích lịch sử thờ thànhhoàng Nguyễn Thụy Hường và 3 tướng sĩ của ông, những người đã có công đánh giặc ngoại xâmnhà Tống ở thế kỷ XI.
|
Chùa Cả đang được xây dựng mở rộng |
Đình, chùa Dưỡng Thái thuộc thôn Dưỡng Thái, xãPhúc Thành (Kim Thành) là cụm di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạngcấp quốc gia năm 1995. Trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử, đình,chùa đã bị mối mọt nhiều, mái hiện đã xuống cấp, ngói đã hư hỏng, giandĩ đình có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Đặc biệt, không gian và cảnhquan của chùa bị thu hẹp nhiều so với trước đây. Trước thực trạng ấy,nhân dân và khách thập phương đã chung tay, phát tâm công đức để gópphần tôn tạo di tích lịch sử này.
Đình Dưỡng Thái thờ thànhhoàng Nguyễn Thụy Hường (nhân dân địa phương thường gọi là Đức ThánhCả) và 3 tướng sĩ của ông, những người đã có công đánh giặc ngoại xâmnhà Tống ở thế kỷ XI. Chùa Cả tên chữ là Cảnh Linh tự thường được gọilà chùa Oi. Các cụ già trong làng cũng không còn nhớ chùa được khởidựng từ thuở nào. Trước đây chùa nằm ở phía đông cách đình khoảng 200m,giữa cánh đồng rộng, thoáng mát, hướng nam quay lưng về phía đông sôngVận uốn khúc quanh co nước chảy hiền hòa. Đến năm 1890, do tranh chấpđất đai giữa hai làng Dưỡng Thái và Quỳnh Khê, nhân dân thôn Dưỡng Tháiđã chuyển chùa về phía tây cách đình 300m. Trong những năm kháng chiếnchống thực dân Pháp, chùa là căn cứ hoạt động của Việt Minh. Năm 1941,nhạc sĩ Đỗ Nhuận, cán bộ cách mạng Việt Minh từ Hải Phòng về Kim Thànhlàm hương sư ở Dưỡng Thái. Trong quá trình hoạt động ở đây, đồng chí đãliên lạc được với cơ sở cách mạng ở Kim Thành. Năm 1943, chùa Cả chínhlà nơi cất giấu và chuyển vũ khí lên ga Đồng Dù (Hưng Yên) phục vụ chophong trào cách mạng. Hòa bình lập lại, năm 1958, nhân dân xã PhúcThành đã vinh dự đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm. Tại thôn DưỡngThái, Thủ tướng đã biểu dương nhân dân địa phương vì đã có thành tíchthâm canh lúa giỏi nhất huyện, đồng thời căn dặn nhân dân cần tiếp tụcphát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cần bảo vệ và gìn giữnhững di tích lịch sử của dân tộc.
Bên cạnh những giá trị lịchsử đó, đình, chùa Dưỡng Thái còn lưu giữ những giá trị về kiến trúc củavùng châu thổ sông Hồng. Đình có kiến trúc chữ Đinh, tiền đường gồm 3gian 2 dĩ, phần hậu cung có 3 gian nhưng đã bị phá từ lâu. Đình dài18,8m, rộng 11,8m, được lợp ngói mũi, bốn góc đao cuốn thủy, mặt dướimũi đao có đắp hình nghê bằng đất nung gốm thời Hậu Lê. Các vì kèo đượckiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen... Các cụ già trong làng kể lại,trước đây đình có rất nhiều đồ tế tự, song do thời gian và chiến tranhtàn phá nên hiện nay các di vật còn lại không nhiều. Chùa Cả nằm trêndiện tích 1 ha, tam quan chùa được xây dựng năm 1993 theo kiểu dáng tamsơn. Chùa có 6 gian tiền đường, phía trước các vì kèo được kết cấu thểtheo kiểu con chồng đấu sen, mái chùa lợp ngói mũi, toàn chùa dài13,8m, chiều rộng của chùa kể cả phần hậu cung là 12m. Phía tây giantiền đường thờ tam bảo, hàng trên cùng là ba pho tam thế, mỗi pho cao0,62m. Chùa hiện còn giữ được nhiều tượng Phật có giá trị. Trong điệngian giữa thờ Đức Thánh Cả được đặt trong khám, khám được sơn son thếpvàng, phía trên được trạm lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới chạmphượng, xung quanh khám được chạm dây leo hoa lá... Hai gian bên cạnhthượng điện phía sau tiền đường thờ mẫu, được đặt trong khám.
Mặcdù đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng việc tubổ, tôn tạo khu di tích này vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, nhiều hạngmục của đình, chùa đã bị xuống cấp, nhất là chùa Cả. Suốt từ năm 1950đến năm 2008, chùa Cả không có nhà sư trụ trì. Khuôn viên trong chùa cỏmọc um tùm như khu vườn hoang. Năm 2008, sư thầy Thích Thanh Ngọc vềtrụ trì chùa. Cùng với chính quyền địa phương, sư thầy Thích Thanh Ngọcđã vận động nhân dân nhượng lại 2 mẫu ruộng để mở rộng không gian chùa.Đồng thời, sư thầy đã cùng với địa phương xây dựng quy hoạch chùa. Hiệnnay, khu nhà thờ tổ của chùa với quy mô 18 gian, diện tích 500 m2, 9gian nhà khách diện tích 270 m2, nhà tăng 9 gian với diện tích 270 m2đang gấp rút được thi công. Tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Dự kiếnhạng mục này sẽ hoàn thành vào đầu năm 2011. Khi hoàn thành, toàn bộcác pho tượng ở chùa hiện tại sẽ được chuyển xuống thờ tạm, giải phóngmặt bằng để xây dựng khu chùa chính. Theo quy hoạch, chùa chính sẽ đượcxây theo hình chữ công rộng khoảng 1.000 m2, với chất liệu hoàn toànbằng gỗ và được khôi phục theo lối cổ, dự kiến kinh phí đầu tư 20 tỷđồng. Khi hoàn thành, chùa Cả sẽ là một trong những chùa có diện tích,khuôn viên lớn nhất tỉnh ta.
Sư thầy Thích Thanh Ngọc cho biết,chùa sau khi hoàn thành cùng với đình Dưỡng Thái sẽ trở thành nơi sinhhoạt văn hóa tâm linh không chỉ của người dân trong vùng mà còn của cảdu khách thập phương. Bên cạnh đó, nhà chùa sẽ dành những gian nhấtđịnh để đón những người già neo đơn không nơi nương tựa, những trẻ emmồ côi về nương nhờ cửa Phật...
Với những gì mà địa phương vàsư thầy Thích Thanh Ngọc đang làm, cùng những tấm lòng hảo tâm của nhândân trong vùng và du khách thập phương, chắc chắn thời gian tới khuđình, chùa Dưỡng Thái sẽ có những diện mạo mới, xứng tầm di tích lịchsử văn hóa quốc gia.
TUẤN HƯNG