Đừng vì cập nhật xã hội ảo mà thụt lùi cuộc sống thực

18/03/2023 17:20

Mạng xã hội ngày càng phát triển tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống, nhất là suy nghĩ, hành vi, lối sống của giới trẻ ngày nay, khiến nhiều người xa rời cuộc sống thực để đắm chìm vào thế giới được gọi là “sống ảo”.



Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi chiếc điện thoại di động thông minh trở thành vật bất ly thân thì cũng là lúc mà cuộc sống, công việc và quan hệ cá nhân của nhiều người bắt đầu thay đổi theo những cú chạm trên màn hình. Đáng tiếc thay, sự thay đổi ấy phần lớn diễn ra theo chiều hướng không mấy tích cực.

Không ít lần tôi nhận ra rằng nhiều nhân viên văn phòng, các chị em tiểu thương, nhân viên bán hàng hay cả những anh tài xế… vừa chạy dateline, vừa giao dịch, vừa lái xe… nhưng cũng đồng thời liếc mắt theo dõi một “Drama” đang được cập nhật liên tục trên Facebook hay Tiktok. Tất cả họ đều không muốn mình trở nên lạc hậu.

Drama có thể hiểu là một vở kịch tại nhà hát, trên radio, trên truyền hình và giờ đây là các nền tảng xã hội số. Nó là một chuỗi các sự kiện có nội dung cụ thể hoặc tập hợp các tình huống thú vị, bất ngờ với những tình tiết gay cấn, giật gân gợi sự tò mò, kích thích sự quan tâm của người khác.

Và theo nhận định của nhiều chuyên ga thì các Drama đang là công cụ kiếm cơm chính của các mạng xã hội hiện nay.

Dù chưa có một thống kê chính thức nào về việc các Drama trên mạng xã hội làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm năng suất công việc hay khiến cho gia đình trở nên xào xáo. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng các sự vụ gây tranh cãi trên mạng xã hội đã và đang khiến không ít người có dấu hiệu bê trễ, lơ là trong công việc hàng ngày.

Cần nhớ rằng, mọi thứ, mọi chuyện dù có thú vị, giật gân, hào nhoáng ra sao cũng là của người khác, do người khác, vì người khác. Thứ mà chúng ta nhận lại được từ chúng đơn giản là cảm xúc nhạt hòa nhất thời hoặc nặng hơn là tổn thương tâm lý cá nhân, các hành vi tiêu cực cho công việc, bạn bè, người thân.

Không nhất thiết phải đợi đến khi bị Sếp khiển trách, khách hàng phàn nàn hay gia đình kêu ca mà ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân nên tự đặt cho mình một giới hạn nhất định với smartphone nói chung và drama trên mạng xã hội nói riêng.

Chỉ khi nào tạo được sự cân bằng giữa mạng xã hội ảo với thực tế cuộc sống bên ngoài thì mỗi người mới có thể lảm chủ được mình và không bị xô lệch theo bất kỳ xu hướng nào do người khác tạo ra.

Nếu không tủ tự tin vào sự kiểm soát của mình, bạn nên thử dùng một vài ứng dụng quản lý thời gian sử dụng điện thoại. Dù không thực sự hiệu quả, nhưng các công cụ này ít nhiều cũng cảnh báo mức độ lệ thuộc vào chiếc điện thoại.

Ngoài ra cũng có khác nhiều cách để làm giảm sự hấp dẫn của điện thoại; đưa điện thoại ra càng xa tầm tay càng tốt hoặc lập danh sách những việc có thể làm mà không cần dùng đến điện thọai…

Điện thoại di động thông minh có kết nối internet cùng những Drama không đầu cuối đang tạo ra một thế hệ người dùng sẵn sàng ném mình lên không gian ảo nhưng lại có phần thụ động, thiếu tích cực với những điều thực tế xung quanh.

Do vậy, thay vì bị cuốn theo vòng xoáy của Drama, mỗi người nên tập cho mình thói quen phớt lờ với những newfeed giật gân, tích cực chia sẻ những thông điệp tích cực để khích lệ mình và cộng đồng xung quanh.

Theo VOV

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đừng vì cập nhật xã hội ảo mà thụt lùi cuộc sống thực