Có nhiều lý do khiến bạn nổi mụn trứng cá. Trong đó, có những lý do bắt nguồn từ bên trong cơ thể, báo hiệu vấn đề sức khỏe của bạn.
Mụn ở trán: Đây có thể là hậu quả của việc bạn bị căng thẳng hay giấc ngủ thất thường. Vấn đề cũng nằm ở chế độ ăn, hệ tiêu hóa và gan.
Mụn ở cằm: Phần lớn là do hormones hay nội tiết tố. Mụn cũng xuất hiện ở cằm trong thời kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
Mụn ở vùng mũi: Điều này cho thấy bạn ăn quá nhiều đồ cay, mặn và dầu. Bạn nên giảm các loại thực phẩm này, đồng thời chú ý đến sức khỏe tim mạch và huyết áp của mình.
Mụn ở “viền” khuôn mặt: Mụn xuất hiện dọc đường chân tóc và gần tai có thể là do vấn đề nội tiết tố, hoặc đơn giản hơn là do lỗ chân lông bị bít tắc và bị kích thích. Bạn cần xem lại cách chăm sóc da, việc trang điểm hàng ngày và cả dầu gội đầu của mình. Hãy thử đổi sang các sản phẩm làm đẹp tự nhiên hoặc hữu cơ để cải thiện làn da.
Mụn trên má: Đây có thể là do lượng đường mà cơ thể bạn hấp thụ gây ra, do đó hãy hạn chế lượng đường. Hoặc nổi mụn trên má có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về hô hấp. Và một lý do phổ biến hơn là điện thoại di động. Màn hình điện thoại chứa nhiều loại vi khuẩn và việc áp điện thoại lên má khi nói chuyện sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn. Do đó, hay thường xuyên vệ sinh màn hình điện thoại di động của mình.
Mụn ở ấn đường: Đây là khu vực giữa 2 đường chân mày. Gan có vấn đề có thể gây ra mụn ở ấn đường. Hoặc có thể do chế độ ăn của bạn có quá nhiều dầu mỡ.
Mụn ở trên môi: Đây là có thể là dấu hiệu cảnh báo tim, lá lách hoặc phổi của bạn có vấn đề.
Với “biểu đồ” xuất hiện mụn và trứng cả nêu trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể mình để điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và tập luyện phù hợp. Bạn hãy chủ động để luôn có sức khỏe tốt và cả một làn da khỏe đẹp, sạch mụn trứng cá.
Theo VOV.vn