Foxcon, Luxshare, Pegatron..., những nhà sản xuất cung ứng linh kiện, sản phẩm hàng đầu cho các "ông lớn" công nghệ toàn cầu Apple, Sony, Microsoft đã đến đầu tư tại Bắc Giang, Hải Phòng gần đây.
Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Hải Phòng hiện đang là khu công nghiệp thu hút đầu tư vốn mạnh mẽ từ nước ngoài
28,53 tỷ USD là vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam năm 2020. là lũy kế tổng vốn FDI đã đăng ký. |
Nhiều chuyên gia nhận định những tên tuổi lớn này có thể tạo ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Vấn đề là làm sao Việt Nam ngày càng tận dụng được vị thế để không chỉ là nơi gia công, lắp ráp.
Ghi tên nhiều "ông lớn" công nghệ
UBND tỉnh Bắc Giang vừa trao giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy Fukang Technology cho đại diện Công ty Foxconn Singapore PTE Ltd tại Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu, với vốn đăng ký đầu tư 270 triệu USD ngày 18-1. Đây là một trong những nhà máy sản xuất iPhone, iPad, MacBook cho "gã khổng lồ" công nghệ Apple tại Việt Nam với quy mô sản xuất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm.
Bên cạnh đó, ngay trong những ngày đầu năm 2021, tỉnh Bắc Giang cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử trên địa bàn. Đó là dự án công nghệ tế bào quang điện Ja Solar PV Việt Nam do Công ty Ja Solar Investment (Hong Kong) Limited đầu tư, vốn đăng ký đầu tư 210 triệu USD.
Dự án nhà máy Risesun New Material Việt Nam do Công ty Risesun Investment Pte.Ltd (Singapore), vốn đăng ký đầu tư khoảng 75 triệu USD. Và dự án nhà máy Kodi New Material Việt Nam do Công ty Risesun Investment Pte.Ltd (Singapore), vốn đăng ký đầu tư khoảng 6 triệu USD.
Xu hướng chuyển dịch đầu tư FDI từ các nước trong khu vực tới Việt Nam ngày càng rõ, nhưng không chỉ có Bắc Giang đón được "đại bàng" công nghệ đến đầu tư, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
Tháng 3.2020, TP Hải Phòng đã cấp phép đầu tư cho 3 dự án đầu tư của Tập đoàn Pegatron (Đài Loan) - 1 trong 5 nhà sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử hàng đầu thế giới, cũng là một nhà cung ứng linh kiện, sản phẩm điện tử hàng đầu cho các "ông lớn" về công nghệ trên thế giới như Microsoft, Apple, Sony...
Tổng vốn đầu tư 3 dự án của Tập đoàn Pegatron tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP Hải Phòng lên tới 1 tỷ USD.
Đáng lưu ý, Pegatron cũng đang có ý định đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Việt Nam vào thời điểm phù hợp.
Sau khi được cấp phép đầu tư bốn tháng, tháng 11-2020, Tập đoàn Universal Global Technology (Đài Loan), thành viên Tập đoàn công nghệ ASE Holding, cũng chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp bảng mạch điện tử cho đồng hồ, điện thoại, tai nghe để cung cấp cho Lenovo, Sony, tại Khu công nghiệp DEEP C, TP Hải Phòng.
Đến Việt Nam giữa COVID-19
Trong những ngày dịch COVID-19 còn hoành hành, Công ty Arevo (Mỹ) đã ký biên bản ghi nhớ với Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh về việc triển khai dự án công nghệ in 3D sử dụng vật liệu composite sợi carbon phục vụ ngành hàng không vũ trụ và dân dụng.
Bà Lê Diệp Kiều Trang, đại diện Arevo, cho biết nhà máy ở Việt Nam sẽ lắp ráp ra các máy in này để xuất khẩu và sẽ là nơi duy nhất trên thế giới có công nghệ này, đồng thời dự án sẽ giúp Việt Nam có một nhà máy in để in các sản phẩm công nghệ sáng tạo.
"Nếu dự án được triển khai, Việt Nam trở thành nơi duy nhất có khả năng in 3D bằng vật liệu carbon fiber và có năng lực in với quy mô sản xuất, vì thực tế in 3D ở những nơi khác chỉ dừng lại in prototype mẫu vật", bà Trang cho biết.
Trong giai đoạn khó khăn do COVID-19 đã xuất hiện các ngành mới. Bên cạnh dịch vụ phục vụ công nghiệp như kho vận, logistics, nhà xưởng cao tầng cho thuê... ở TP Hồ Chí Minh đã có nhiều dự án phát triển chiều sâu, R&D... của các tập đoàn quốc tế lựa chọn Việt Nam.
Hải Phòng lấn biển mở rộng Khu kinh tế Cát Hải - Đình Vũ để đón “đại bàng”
Tín hiệu làn sóng đầu tư mới
Nhiều chuyên gia tin tưởng sự phát triển của chính các nhà đầu tư FDI lớn, công nghệ cao tại Việt Nam sẽ là bước khởi đầu cho một làn sóng đầu tư mới.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng các nhà cung ứng, sản xuất, lắp ráp sản phẩm hàng đầu cho Apple, Microsoft, Sony quyết định chọn Việt Nam đầu tư thời gian gần đây là tín hiệu tích cực, cho thấy thành công trong thu hút nguồn vốn FDI chất lượng, có hàm lượng khoa học công nghệ cao.
Sự xuất hiện của các tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam đang tốt. Nếu chúng ta tạo được hành lang pháp lý tốt, với những ưu đãi hợp lý, đúng pháp luật cho nhà đầu tư sẽ là phương thức xúc tiến đầu tư tốt nhất - ông Nguyễn Văn Toàn nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, trong năm qua đã chứng kiến sự nối lại của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tuy con số này có giảm so với các năm trước nhưng xét về số tuyệt đối vốn FDI vào Việt Nam vẫn khá lớn. Điều quan trọng cho thấy Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh và giữ được ổn định vĩ mô.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Toàn, việc thu hút thành công các nhà đầu tư lớn tại Hải Phòng, Bắc Giang cho thấy kết quả nỗ lực của tổ công tác đặc biệt về thu hút đầu tư nước ngoài, và việc khống chế thành công dịch COVID-19 của Chính phủ. Nó cũng cho thấy hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư có trọng điểm chúng ta đưa ra trong thời gian qua.
* Ông Tim Evans (Tổng Giám đốc của Ngân hàng HSBC Việt Nam): Cần cải thiện thủ tục thuế Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 tiếp tục là khu vực chế biến chế tạo và xuất khẩu cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những hiệp định mà Việt Nam vừa ký kết hay bắt đầu có hiệu lực trong năm 2020 sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như đối tác thương mại. Sự mở rộng và đa dạng hóa trong hội nhập cũng khiến VN tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn. Nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta cải thiện được các thủ tục thuế quan và hành chính vốn đang là yếu tố cản trở sự phát triển... Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), các doanh nghiệp Việt Nam phải thanh toán thuế 6 lần một năm, tiêu tốn 384 giờ cho việc hoàn thành các mẫu biểu, chuẩn bị và trả thuế, và mức thuế phải trả chiếm tới 37,6% lợi nhuận. |
* Ông Lê Ánh Dương (Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang): Cấp chứng nhận đầu tư cho Foxconn trong 4 ngày Foxconn quyết định đầu tư vào Bắc Giang chủ yếu do mối quan hệ của tỉnh với các tập đoàn từ trước. Trước đó, nhiều nhà cung ứng cấp 1 trong chuỗi của Apple đã tới đầu tư tại Bắc Giang. Đến nay, cả hai nhà cung ứng linh kiện lớn cho Apple là Foxconn và Luxshare đều đã đầu tư vào Bắc Giang. Lý do nhiều "đại bàng" chọn Bắc Giang để đầu tư vì vị trí địa lý của tỉnh gần cảng biển, sân bay. Môi trường đầu tư tại Bắc Giang thông thoáng nên nhiều nhà đầu tư đã mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới. Khi tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư, tổng giám đốc Tập đoàn Foxconn cho biết đã đăng ký ăn tết tại Việt Nam để chờ nhận giấy chứng nhận. Họ rất bất ngờ khi tỉnh cấp chứng nhận đầu tư nhà máy Fukang Technology chỉ trong 4 ngày. Chúng tôi cũng cam kết với nhà đầu tư sẽ hỗ trợ tối đa trong việc hoàn thành nhanh nhất các thủ tục sau đầu tư, đây là điều họ cần nhất. Ở Bắc Giang, bất cứ thời điểm nào nhà đầu tư cũng có thể gặp trực tiếp lãnh đạo tỉnh để đề xuất tháo gỡ khó khăn. Sau khi cấp phép đầu tư các dự án lớn, tỉnh Bắc Giang thành lập tổ công tác riêng để hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư FDI thực hiện các thủ tục liên quan môi trường, đất đai, xây dựng nhà xưởng, kể cả tuyển dụng lao động, phòng chống dịch bệnh... Những thủ tục này nếu để nhà đầu tư FDI tự làm sẽ rất vất vả khi quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài không giống nhau. Chúng tôi cũng lập đường dây nóng để hỗ trợ... * Ông Trác Hiến Hồng (Tổng Giám đốc Tập đoàn Foxconn): Foxconn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD vào Việt Nam Qua 13 năm đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải không ngừng mở rộng quy mô đầu tư và thành lập thêm nhiều công ty. Tính đến tháng 12-2020, tổng vốn đầu tư tại Việt Namcủa tập đoàn đạt 1,5 tỷ USD, trong đó đầu tư vào Bắc Giang khoảng 900 triệu USD. Trong năm 2021, tập đoàn sẽ đầu tư thêm khoảng 700 triệu USD vào Bắc Giang. |
Theo Tuổi trẻ