Cuốn tùy bút dành cho quê hương

07/10/2012 09:06

Đó là cuốn Viết lúc rạng đông của tiến sĩ, nhà viếtchèo Trần Đình Ngôn, quê ở làng Giành, nay là thôn Đa Đinh, xã An Bình (NamSách). Ông viết: "Tôi muốn dành cho quê hương tôi những trang viết về mảnhđất, con người đã gắn bó với tôi cả một thời thơ ấu và luôn nuôi dưỡng tâm hồntôi trên những bước đường đời". Tại sao lại viết lúc rạng đông? Tác giảgiải thích: Viết lúc rạng đông là viết khi trời hửng sáng, một ngày mới sắp bắtđầu, không gian yên tĩnh, sinh khí tràn trề... Viết lúc rạng đông, may ra cóthể ghi lại được những gì còn lắng đọng trong ký ức, trong tâm hồn cùng vớinhững điều tâm niệm sâu xa nhất.

Làng Giành vốn bình dị như bao nhiêu làng quê khác,cũng trải qua nhiều thăng trầm, gắn bó cùng vận mệnh dân tộc. "Chụp"cho được hồn cốt một làng như vậy sẽ là tài sản tinh thần quý giá cho hôm nayvà mai sau. Trần Đình Ngôn đã thực sự thành công trong tác phẩm này.

Quá nửa cuốn sách là viết về làng Giành từ xa xưa, quatư liệu lịch sử, truyền thuyết, cư dân và nghề nghiệp... Người đọc tìm thấy ởđây hoàn cảnh sống của dân làng, truyền thống yêu nước và cách mạng qua nhữngchi tiết sống động. Sách cũng mô tả những công trình cổ, đời sống xã hội, phongtục tập quán, văn hóa dân gian... Chuyện dân gian sưu tầm ở làng khá đặc sắcnhư chuyện kể về Trạng Xác, chuyện lợn vàng...

Về các nhân vật trong làng và trong gia đình, tác giảcũng sưu tầm, ghi lại trung thực, gắn liền với những biến thiên của thời cuộc,như cụ khóa Thềm (ông nội tác giả), như người cha thân yêu "Đời cha tôinghèo túng/Ngày xưa đi làm thuê/Cách mạng lên hăng hái/Đánh giặc giữ làngquê" (thơ Trần Đình Ngôn viết về cha). Và các nhân vật khác, mỗi người cómột nét riêng, toát lên vẻ đẹp của người dân quê luôn luôn quấn túm lấy họ hànglàng xóm.

Từ một thanh niên tốt nghiệp phổ thông, Trần Đình Ngônđược tuyển vào làm giáo viên bổ túc văn hóa ở Đoàn Chèo Tả Ngạn (1962), rồi trởthành tác giả của trên 100 vở chèo, cuối đời là tiến sĩ, Viện trưởng một viện nghệthuật, ông đã ghi ơn nhiều người thầy, người bạn đã giúp ông rèn luyện trưởngthành. Cuối cuốn sách, ông trân trọng ghi lại những gương mặt đáng kính đó quacác trang tùy bút giàu cảm xúc: Ông trưởng đoàn tuổi Sửu (Vũ Thanh), Người thầynhân hậu (Lê Huy Hậu), Từ một chuyến đi (Xuân Trình), Thanh lịch Tràng An(Nguyễn Tất Thắng), Người lớn bên cạnh Sán nhiên đài (Dương Ngọc Đức).

Có thể nói, Viết lúc rạng đông là một cuốn tùy bút tưliệu có giá trị trong số các sách khảo cứu về làng xã Việt Nam.

VƯƠNG BẠCH

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cuốn tùy bút dành cho quê hương