Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh có Chánh Văn phòng, không quá 3 Phó Chánh Văn phòng.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với các cơ quan liên quan để thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Sau 3 năm, số lượng cấp phó sẽ được điều chỉnh, sắp xếp theo đúng quy định tại Nghị quyết số 1004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh.
Trên đây là ý kiến kết luận của đại diện Ban Pháp chế HĐND tỉnh tại cuộc làm việc với các cơ quan liên quan để thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chiều 19.3.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh cơ bản nhất trí với Đề án, dự thảo tờ trình, nghị quyết. Theo đó, hợp nhất nguyên trạng 2 Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh. Tổng số biên chế hiện có của 2 văn phòng là 26 cán bộ, công chức, ít hơn 4 người so với tổng số biên chế được giao. Ngoài ra 2 văn phòng hiện có 11 người lao động hợp đồng theo Nghị định 68 của Chính phủ. Theo dự thảo, Văn phòng sẽ thành lập 4 phòng: Công tác Quốc hội, Công tác HĐND; Thông tin - dân nguyện và Phòng Hành chính, tổ chức, quản trị. Việc bố trí biên chế, lãnh đạo các phòng chuyên môn bảo đảm mỗi phòng có ít nhất 5 biên chế trở lên; mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng... Kinh phí hoạt động của Văn phòng được bảo đảm 100% từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị các cơ quan liên quan chuẩn bị các điều kiện đầy đủ để trình nội dung trên tại Kỳ họp thứ 17 HĐND tới đây.
Tháng 4.2016, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh được thành lập trên cơ sở chia tách Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
PV